U21 Quốc Tế: Cơ hội để 'Trường híp' ghi điểm với ông Miura
Đội U21 Báo Thanh Niên: Hà Nội T&T và những người bạn Không chỉ áp đảo về số lượng, các thành viên của U21 HN T&T còn cho thấy sự vượt trội của mình so với phần còn lại trong đội hình của U21 Báo Thanh Niên Việt Nam. |
Mẫu tiền vệ hiện đại
Nếu như Tuấn Anh được đánh giá cao ở khả năng điều tiết, dẫn dắt lối chơi, Công Phượng thì làm nên thương hiệu từ những khoảnh khắc thiên tài bằng kĩ năng đi bóng siêu đẳng thì Xuân Trường lại ghi dấu trong lòng khán giả bằng lối chơi đơn giản nhưng đầy hiệu quả.
Ở Trường "híp”, người ta có thể thấy những kĩ năng giúp cho cầu thủ này có thể thích nghi được với nhiều sơ đồ chiến thuật.
Đầu tiên là về mặt thể hình, Xuân Trường là một trong số ít những cầu thủ có chiều cao tốt nhất trong đội hình HAGL. Điều này giúp cho Trường có lợi thế trong việc tranh chấp. Trường thường được bố trí chơi thấp bên cạnh Tuấn Anh để hỗ trợ phòng ngự .
Nhưng cũng hỗ trợ tấn công cực kì hiệu quả nhờ khả năng quan sát và chuyền bóng tốt. Vai trò của Xuân Trường cũng tương tự như vị trí mà Sergio Busquets chơi ở Barcelona, vừa là một máy quét che chắn trước hàng phòng ngự vừa là trạm chung chuyển bóng.
Thứ 2 là về những đường chuyền dài, Xuân Trường đã tạo dựng thương hiệu riêng cho mình bằng những đường chuyền dài có độ chuẩn xác cực kì cao. Đây sẽ là thứ vũ khí cực kì lợi hại trong thế trận phòng ngự phản công mà ông Miura đang xây dựng ở các ĐTVN.
Rất nhiều bàn thắng của U19 và cả HAGL ghi được ở V-Lague đến từ những tình huống chuyền dài của số 6.
Thứ 3 là khả năng sút phạt, bàn thắng mà Xuân Trường ghi được vào lưới U19 Myanmar trên sân vận động Mỹ Đình cho thấy những kĩ năng khác biệt của cầu thủ này. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Xuân Trường luôn là người đảm nhận những cú đá phạt ở HAGL cũng như U19 Việt Nam trước đây dù cho trong đội hình có không ít những cầu thủ đá phạt tốt.
Chưa có duyên với ĐTVN
Tỏa sáng trong màu áo U19 Việt Nam và HAGL nhưng Xuân Trường lại chưa được may mắn như những đồng nghiệp khác. Cầu thủ số 6 chưa một lần được hít thở bầu không khí ở ĐTVN.
Huấn luyện viên Miura thường ưa thích việc sử dụng những cầu thủ cơ bắp, giỏi tranh chấp để phục vụ cho lối chơi phòng ngự phản công mà ông đang xây dựng cho ĐTVN. Đây là điều mà những cầu thủ của học viện HAGL - JMG chưa bao giờ được đánh giá cao.
Tuy nhiên sau những giải đấu không mấy thành công gần đây chứng kiến lối chơi bế tắc của ĐTVN thì nhiều người nghĩ giá như có một chân chuyền tốt như Xuân Trường trong đội hình thì biết đâu lối chơi phòng ngự phản công của ĐTVN sẽ trở nên đáng sợ hơn.
Xuân Trường chưa có duyên với ĐTVN |
Khả năng quan sát nhanh nhạy và những đường chuyền dài nhạy cảm của Xuân Trường sẽ khiến cho những miếng phản công của ĐTVN trở nên khó lường hơn. Hoàng Thịnh, Khánh Lâm, Duy Mạnh hay Huy Hùng thường có xu hướng chơi an toàn, thu hồi bóng đánh chặn là chính nên thường ít có những tình huống phất bóng mang tính đột biến.
Điều này khiến cho lỗi chơi phòng ngự của ĐTVN trở nên nhàm chán, thiếu hiệu quả.
Giờ đây sau một năm được hít thở bầu không khí của V.League dù HAGL phải rất vất vả mới trụ hạng thành công nhưng màn trình diễn của Xuân Trường và các đồng đội vẫn rất hứa hẹn. Quan trọng là Trường còn rất trẻ và việc được thi đấu ở giải đấu cao nhất của BĐVN cũng giúp cho cầu thủ này tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm.
Sắp tới đây Xuân Trường cùng với các đồng đội của mình sẽ bước vào hành trình bảo vệ danh hiệu vô địch ở giải U21 quốc tế báo thanh niên. Nếu làm được điều tương tự như cách đây một năm thì cơ hội để Xuân Trường lên tuyển là hoàn toàn có thể trong bối cảnh ĐTVN đang thiếu đi những cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt.
HLV Miura 'yêu' U21 HAGL hơn U21 Báo Thanh Niên | |
Bầu Đức: Muốn thắng Thái Lan phải sa thải Miura |
Thịnh Vy
-
Công Phượng liên tiếp bị "bỏ rơi" ở CLB Nhật Bản
-
Công Phượng lên tiếng sau khi liên tiếp bị gạch tên ở CLB Nhật Bản
-
Công Phượng kiến tạo thành bàn, giúp CLB Nhật Bản chiến thắng
-
Công Phượng và Xuân Trường vắng mặt, đội tuyển Việt Nam có suy yếu?
-
HLV Park Hang Seo gạch tên Công Phượng, Xuân Trường ở đội tuyển Việt Nam