Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tuyên truyền tiết kiệm điện 2013: Phong phú và hiệu quả

07:00 | 19/12/2013

1,375 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2013, phong trào tiết kiệm điện đã được nhân rộng trên cả nước, đạt được những thành tựu khả quan. Dự kiến cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 3 tỉ kWh điện trong năm 2013, tương đương khoảng 4.500 tỉ đồng. Thành công này đến từ sự đa dạng hóa hình thức tuyên truyền của các công ty điện lực để tiết kiệm điện ngày càng gần gũi với người dân hơn.

Trong 3 năm vừa qua, nhắc đến phong trào tiết kiệm điện khu vực các tỉnh phía bắc, những người làm tuyên truyền luôn đặt chương trình “Chung tay tiết kiệm điện với học sinh tiểu học”. Xuất phát từ chương trình do Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Hà Nội khởi xướng, phong trào này đã luôn cải tiến cả về nội dung và hình thức. Không những phong phú hơn về các thể hiện như hình ảnh, trò chơi phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng mà còn gắn trách nhiệm và nâng cao vai trò của các em vào việc tiết kiệm điện trong gia đình như thực hiện các bản thu hoạch, ghi nhớ trong nhà, tổng kết phát thưởng bằng tiền mặt, hiện vật cho các hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả. Đến nay, phong trào này đã được nhân rộng trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với hàng ngàn trường học, hàng triệu học sinh tham gia.

Năm 2013, các công ty điện lực đã có nhiều sáng tạo tuyên truyền tiết kiệm điện

Trong năm 2013, TP Hồ Chí Minh đang là đơn vị dẫn đầu trong phong trào tiết kiệm điện. Dự kiến cả thành phố sẽ tiết kiệm được khoảng 480 triệu kWh điện, chiếm 2,7% điện thương phẩm, vượt 32% kế hoạch năm và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, tỷ lệ tổn thất điện năng của thành phố chỉ ở mức 5,4%, giảm 0,16% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả trên là do thành phố đã phát động nhiều phong trào và tổ chức các chương trình tiết kiệm điện. Cụ thể như chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện giai đoạn 2013-2015”, “Cùng bạn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” (thực hiện được 129 điểm trên địa bàn thành phố với hơn 24.000 học sinh, 564 lượt đoàn viên thanh niên tham gia thực hiện), “Chung sức trẻ thực hiện an toàn tiết kiệm vì an sinh xã hội” của Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVN HCM).

Ông Trần Khiêm Tuấn, Phó tổng giám đốc EVN HCM cho biết, bên cạnh việc thành lập nhóm tuyên truyền tại các đơn vị về sử dụng điện tiết kiệm và an toàn, EVN HCMC còn trang bị cho mỗi công ty điện lực 5 màn hình LCD để lắp đặt ở các khu dân cư, khu công cộng nhằm thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn - tiết kiệm điện. Sản xuất các phim tuyên truyền về tiết kiệm điện, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tiết kiệm điện…”.

Đồng Nai là một trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ có hình thức tuyên truyền nổi bật và sáng tạo nhất. Các cán bộ phòng kinh doanh của công ty đã đưa ca khúc tiết kiệm năng lượng làm nhạc chờ điện thoại điện thoại cố định của công ty, nhạc chờ điện thoại cầm tay của các cán bộ, công nhân viên công ty. Từ 8 ca khúc được lựa chọn tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Công ty Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) đã tuyển chọn 3 ca khúc: “Nguồn sáng” của Nhạc sĩ Huy Thục (mã số 6002912), ca khúc “Vui việc lớn”  của Nhạc sĩ An Thuyên (mã số 6002913) và ca khúc “Nơi ấy một ngày” của Nhạc sĩ Đỗ Bảo (mã số 6002916) làm nhạc chờ trong tuyên truyền tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng có hiệu quả tại tỉnh Đồng Nai. Qua giải pháp nhạc chờ với các ca khúc tuyên tuyền tiết kiệm năng lượng, mỗi cán bộ, công nhân viên của PC Đồng Nai  đã trở thành một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả.

Mới đây nhất, chương trình “Ấp văn hóa tiết kiệm điện” và “Gia đình tiết kiệm điện” ở các tỉnh miền Tây từ Long An, Tiền Giang đến Kiên Giang, Cà Mau… đều có cách làm riêng, sát thực tế và được người dân hưởng ứng tích cực. Hiện tại, mô hình “Ấp văn hóa tiết kiệm điện” đã và đang lan tỏa sâu rộng trong các vùng sông nước miền Tây. Từ những hướng dẫn của ngành chức năng, người dân nơi đây đã biết cách sử dụng bóng compact tiết kiệm điện thay cho bóng đèn sợi đốt, thực hiện nguyên tắc “Ra tắt - Vào mở”… Đặc biệt, hạn chế sử dụng điện các thiết bị điện như: quạt gió, bàn ủi... trong giờ cao điểm. Phong trào “Ấp văn hóa tiết kiệm điện” đã trở thành nếp văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây.

Đặc biệt, chương trình thi đua triển khai đúng vào thời điểm căng thẳng về cung cầu điện, góp phần hạn chế tình trạng mất điện do thiếu sản lượng điện cung ứng, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, các công ty điện lực tại các địa phương còn chủ động truyền thông rộng rãi và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo đến từng địa phương. Cụ thể như phối hợp với địa phương, các đoàn thể thuyết phục người dân sử dụng điện tiết kiệm bằng những việc làm thiết thực tại mỗi gia đình. Nhiều cách làm hay trong sử dụng điện hằng ngày được tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thông như: Hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm, thực hiện mô hình chương trình “Giờ trái đất” vào mỗi tuần, khuyến khích chị em “Không sử dụng trong 1 giờ” để tiết kiệm điện và chi phí sinh hoạt trong gia đình, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, phát cẩm nang tuyên tuyền tiết kiệm điện cho các hộ đăng ký thi đua…

Có thể thấy rằng, với việc kịp thời huy động sức mạnh và trí tuệ tập thể trong công tác truyền thông tiết kiệm điện đã dẫn đến thành công chương trình tiết kiệm điện trên cả nước. Đây là thành quả chung của EVN, những tuyên truyền viên tiết kiệm điện đầy nhiệt huyết và sáng tạo.

Tùng Dương