Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tương lai công nghiệp dầu khí bị thách thức nghiêm trọng

14:43 | 30/08/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Xu hướng sử dụng xe điện gia tăng; chính sách bảo vệ môi trường và hướng tới nền kinh tế carbon thấp của các quốc gia; giá các loại năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn xăng, dầu và than đá… Những thay đổi nhanh chóng này sẽ khiến ngành công nghiệp dầu khí lâm vào tình trạng khủng hoảng trong tương lai, nếu không tự đổi mới chính mình.  

5 quốc gia đã thông báo kế hoạch ngừng bán các loại xe chạy xăng và dầu diesel, bao gồm: Na Uy (2025), Đức và Ấn Độ (2030), Pháp và Anh (2040). Nhiều nước khác cũng đang chuẩn bị để làm theo, cho thấy xu hướng sử dụng xe điện ngày càng được cổ súy và thịnh hành trên toàn cầu.

Kể cả khi không có lệnh cấm xe chạy xăng và dầu diesel của các chính phủ thì xe điện cũng đang có rất nhiều triển vọng thắng thế trước các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tại châu Âu, tổng chi phí để sở hữu một chiếc xe điện (EV) hiện tại cũng tương đương với phần lớn các loại xe hơi động cơ đốt trong. Với những cải tiến nhanh chóng về công nghệ pin, chi phí sở hữu một chiếc xe điện sẽ sớm giảm đáng kể ở mọi nơi trên thế giới.

tuong lai cong nghiep dau khi bi thach thuc nghiem trong
Xu hướng sử dụng xe điện trên thế giới được dự báo sẽ ngày càng thịnh hành

Trong tương lai, xe hơi truyền thống sẽ dần biến mất không chỉ vì lý do bảo vệ môi trường, mà còn vì xe điện có giá cạnh tranh hơn, vận hành rẻ hơn, an toàn hơn vì vị trí của động cơ và pin xe điện giúp làm giảm các nguy cơ thương tích do va chạm mặt trước và xác suất va đụng.

Một chiếc xe rẻ hơn, sạch hơn và an toàn hơn chắc chắn sẽ giành chiến thắng trên thị trường. Câu hỏi duy nhất là khoảng thời gian này sẽ mất bao lâu?

Các nhà sản xuất ôtô hiện đang thay đổi nhận thức về việc chuyển đổi sang xe điện. Sau khi tổn thất nặng nề vì vụ scandal phát thải diesel, Hãng xe Volkswagen (Đức) đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi này. Kể từ khi Volkswagen công bố kế hoạch sản xuất 2-3 triệu chiếc xe điện mỗi năm và giới thiệu 30 mẫu xe điện mới, trên tất cả các thương hiệu VW, Audi, Porsche… vào năm 2025, đã có tin đồn hãng xe hơi lớn nhất châu Âu dự định sẽ xây dựng một hoặc nhiều nhà máy pin khổng lồ để hỗ trợ kế hoạch này. Tuy Volkswagen vẫn chưa xác nhận kế hoạch xây dựng nhà máy pin, nhưng họ đã thừa nhận là cần đến các nhà máy sản xuất pin cỡ lớn cho xe điện vào năm 2025.

Gần đây, Hãng xe Volvo (Trung Quốc) cũng tuyên bố, đến năm 2019, tất cả các mẫu xe của họ sẽ có một động cơ điện. Động thái này báo hiệu xu thế chuyển đổi sang sử dụng xe điện ở Trung Quốc - vốn đã là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, sẽ diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.

Việc các nhà sản xuất xe hơi truyền thống đang chuyển đổi dần sang sản xuất xe điện chỉ là một ví dụ cho thấy, sẽ có nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp năng lượng buộc phải tự đổi mới, khi mà các công nghệ và chính sách của các quốc gia trên thế giới cũng thay đổi, để hướng tới nền kinh tế theo mô hình carbon thấp.

Một minh chứng là sự phát triển của năng lượng mặt trời đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây, chỉ từ 2015 đến 2016 đã tăng 50%. Và theo dự báo của Goldman Sachs, đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ chiếm một nửa cơ cấu các nguồn cung cấp năng lượng của thế giới. Ngay cả bây giờ, giá năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở nhiều nơi còn rẻ hơn cả khí đốt, than đá và điện hạt nhân, ngay cả khi không cần có trợ cấp của chính phủ.

Quá trình chuyển đổi sang xe điện của ngành công nghiệp ôtô sẽ càng thúc đẩy sự phát triển các tiện ích năng lượng tái tạo. Xe điện làm tăng nhu cầu về điện và cơ sở hạ tầng lưới điện để hỗ trợ các trạm sạc điện và sạc điện tại nhà. Với sự phát triển của công nghệ pin, sự liên kết phát triển giữa xe điện và năng lượng tái tạo sẽ ngày càng chặt chẽ.

Những thay đổi nhanh chóng này sẽ tạo ra những thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp dầu khí. Một số công ty dầu khí lớn của thế giới như Total (Pháp) và Statoil (Na Uy) đã thay đổi chiến lược phát triển của mình và định hướng trở thành “công ty năng lượng”, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, phát triển tất cả các dạng năng lượng, bao gồm cả năng lượng mặt trời và gió. Đây là một hướng đi cần tham khảo cho các công ty dầu khí để chuẩn bị cho một tương lai không mấy sáng sủa của dầu mỏ.

Golman Sachs gần đây dự báo, nhu cầu dầu mỏ có thể đạt đỉnh điểm vào năm 2024. Đây là dự báo không mấy tốt đẹp về dầu mỏ, bởi nhiều phân tích trước đó đã dự đoán nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng đến năm 2040 và lâu hơn nữa.

Linh Phương