Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TS. Nguyễn Đình Cung: Không tin Việt Nam bị tụt hậu so với Lào, Campuchia!

19:12 | 29/04/2019

3,229 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - “Việc Lào và Campuchia vươn lên là điều bình thường. Tuy nhiên, cảnh báo về Việt Nam bị tụt hậu so với hai nước này thì cũng chỉ là nói thôi, còn bản thân tôi không tin điều đó sẽ xảy ra” - TS. Nguyễn Đình Cung nói. 

Dù tăng trưởng cao và được đánh giá bền vững nhưng gần đây giới chuyên gia vẫn nhắc đến cảnh báo Việt Nam có thể gặp rủi ro tụt hậu ở vòng 2: Thua cả Lào, Campuchia. Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, không chỉ doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, ngay cả các quốc gia cũng thế, đặc biệt ở các nước trong cùng một khu vực. Họ buộc phải cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực nội tại, tăng tốc phát triển đất nước, nhất là những nước kém phát triển hơn, họ sẽ nỗ lực gấp đôi, gấp ba... để thu hẹp khoảng cách, bắt kịp các nước phát triển hơn.

ts nguyen dinh cung khong tin viet nam bi tut hau so voi lao campuchia
Ảnh minh họa

“Như vậy, việc Lào và Campuchia vươn lên là điều bình thường. Tuy nhiên, cảnh báo về Việt Nam bị tụt hậu so với hai nước này thì cũng chỉ là nói thôi, còn bản thân tôi không tin điều đó sẽ xảy ra” - TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Cụ thể hơn, ông Cung phân tích: “Việt Nam đang trong đà cải cách rất lớn. Trong 5 - 10 năm tới, xu hướng GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người chưa hẳn là tất cả. Có thể Lào hay Campuchia đã và sẽ thu hút được những dự án lớn của nước ngoài làm cho GDP bình quân đầu người tăng đột biến. Tuy nhiên, nó không hàm nghĩa là thu nhập bình quân đầu người của người dân những nước này tăng tương ứng. Như vậy, cần phải xem xét các chỉ số khác nữa”.

“Tôi vẫn cho rằng các quốc gia cạnh tranh mạnh mẽ với nhau nhưng tụt hậu vòng 2 theo nghĩa này thì không” - TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Trước đó, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái có nói đến nguy cơ tụt hậu của Việt Nam, trong đó, ông nhấn mạnh đến nguy cơ tụt hậu vòng 2.

Tụt hậu vòng 1, theo ông Thái là việc Việt Nam bị bỏ lại xa hơn so với các nước. "Nếu so sánh với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong 30 năm qua thì chúng ta không ghê gớm gì đâu. Chúng ta bước nhanh nhưng có nhược điểm là bước chân ngắn. Do vậy, đi nhanh nhưng bước ngắn thì không bằng đi chậm mà bước dài. Vì thế mà đất nước tụt hậu", ông nói.

"Nguy cơ hơn là ở vòng 2 chúng ta có thể thua Lào. Thua thực sự chứ không phải theo số liệu của World Bank hay IMF", GS.TSKH Nguyễn Quang Thái nói.

Việt Nam hiện vẫn thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 2.215 USD, năm 2017 đạt 2.389 USD và năm 2018 đạt khoảng 2.500 USD.

Trong nhóm các nước ASEAN có thu nhập trung bình thấp bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam, tại thời điểm năm 2014, Việt Nam vẫn đứng thứ 2, sau Philippines (đạt 2.852 USD) với mức GDP bình quân đầu người đạt 2.052 USD, cao hơn Lào khoảng 1,05 lần, cao hơn Campuchia 1,8 lần và Myanmar 1,6 lần.

Nhưng từ sau năm 2015, Lào đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 của Việt Nam trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp của khu vực ASEAN với mức GDP bình quân đầu người đạt 2.221 USD năm 2016 và 2.530 năm 2017.

"Nếu chúng ta không cẩn thận thì Lào, Campuchia có thể nâng cao cạnh tranh và có cơ hội phát triển hơn", ông Thái nhấn mạnh. Do vậy, ông cho rằng Việt Nam cần phải có sự đột phá, tạo bước ngoặt trong kinh tế. "Chúng ta đang có cơ hội nhưng nếu không nắm bắt thì đến năm 2025, cơ hội sẽ không còn nữa", ông nói và cho biết những bước ngoặt của Việt Nam cần tuân theo tín hiệu của thị trường, cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.

"Cải cách cũng phải triệt để hơn, Việt Nam cũng cần phải đề cao, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển tối đa", GS.TSKH Nguyễn Quang Thái nói thêm.

Minh Lê (t/h)