Trung Quốc hoàn thành đường ống dầu khí nước sâu dài nhất nước này
Dòng chảy khí đốt của Nga qua Ukraine có thể dừng lại trong năm sau |
Sản xuất LNG có thể biến Israel thành một "tay chơi" khí đốt toàn cầu? |
Tàu đặt ống nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, Haiyang Shiyou 201 |
Đường ống này là một thành phần quan trọng trong giai đoạn II của trạm năng lượng dưới nước siêu sâu của Trung Quốc được gọi là Shenhai-1, hay Deep Sea-1, bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2021, đài truyền hình CGTN của Trung Quốc đưa tin.
Nằm cách thành phố Tam Á ở phía nam tỉnh Hải Nam khoảng 130 km, dự án giai đoạn II nhằm tăng sản lượng hằng năm của mỏ khí Shenhai-1 từ 3 tỷ mét khối lên 4,5 tỷ mét khối, CGTN cho biết.
Các đường ống dẫn dưới biển đóng vai trò là “huyết mạch” trong việc đảm bảo vận chuyển dầu khí ngoài khơi thông suốt. Dự án giai đoạn II đại diện cho mỏ khí áp suất cao, nước sâu đầu tiên của Trung Quốc.
Để phát triển dự án giai đoạn II một cách hiệu quả và tiết kiệm, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đi tiên phong trong một mô hình phát triển mới.
Mô hình phát triển mới bao gồm cả hệ thống khai thác dưới biển, giàn xử lý nước nông và hệ thống điều khiển từ xa cho giàn nửa chìm nước sâu.
CNOOC đã sử dụng kết hợp ống thép liền, đường kính lớn, nước sâu và ống composite lưỡng kim nước sâu để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của mỏ khí áp suất cao nước sâu đầu tiên của Trung Quốc.
Trung Quốc đã đặt hơn 9.000 km (5.592 dặm) đường ống dẫn dầu và khí đốt ngoài khơi, chứng tỏ vai trò lãnh đạo của nước này trong phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng nước sâu.
Đường ống Trung Quốc-Trung Á đã cung cấp 43,2 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc vào năm ngoái.
Nhập khẩu các sản phẩm năng lượng, nông nghiệp và khoáng sản của Trung Quốc từ 5 quốc gia Trung Á - cụ thể là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan - đã tăng hơn 50% vào năm ngoái, trong khi xuất khẩu các sản phẩm cơ khí và điện tử sang các nước này cũng tăng khoảng 42%.
Yến Anh
CGTN