Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Nào, ta cùng xoay!

07:00 | 10/07/2014

1,833 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTImes) - Đối thoại chiến lược và kinh tế song phương lần thứ 6 giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong ngày 9 và 10/7 đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài khu vực. Bởi tại cuộc đối thoại lần này, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew sẽ hội đàm với Phó thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.

Năng lượng Mới số 337

Dự kiến, tin tặc và Biển Đông là chủ đề chính của hội đàm Mỹ - Trung. Ngày 8/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại để chuẩn bị cho cuộc đối thoại kể trên. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel cho rằng, tại Đối thoại chiến lược và kinh tế, Ngoại trưởng John Kerry sẽ thúc giục Bắc Kinh cố gắng chống tin tặc, do thám thông tin và đánh cắp dữ liệu. Trước thềm cuộc đối thoại này, tờ China Daily dẫn lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Bắc Kinh và Washington cần “trồng thêm hoa chứ không phải gai” trong quan hệ song phương.

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Nào ta cùng xoay

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Mơ trở thành siêu cường

Trên Tạp chí The National Interest (Mỹ), Giáo sư David Shambaugh, học giả người Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng, mặc dù Trung Quốc luôn nuôi tham vọng trở thành siêu cường như Mỹ, nhưng điều này chỉ là giấc mơ. Bởi mặc dù Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, nhưng không có điều kiện tự nhiên và địa - chính trị siêu cường như Mỹ.

Giới phân tích nhận định, Bắc Kinh dường như đang định hình cơ cấu tài chính và an ninh châu Á theo cách của mình, và điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng đang “xoay trục” để làm đối trọng với Mỹ tại khu vực này. Điều này mới được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hé lộ khi tuyên bố: Trung Quốc phải chấp nhận vai trò của một nước lớn có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế! Trung Quốc coi chính sách xoay trục của Mỹ là nỗ lực nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại châu Á. Điều này cho thấy, tầm nhìn của Mỹ và Trung Quốc có những nét khá tương thích.

Ngày 4/7, tờ Washington Post dẫn bình luận của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy khi bà cho rằng, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2013, Trung Quốc bắt đầu khẳng định yêu sách lãnh thổ một cách mạnh hơn ở Biển Đông và biển Hoa Đông, thay đổi hoàn toàn chủ trương “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Đồng thời cảnh báo về mối nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại đang gia tăng ở Trung Quốc - nếu không được kiểm soát sẽ cơ bản làm thay đổi trật tự quốc tế ở châu Á.

Cũng trong ngày 4/7, tờ The Philippine Star dẫn lời Phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes: các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình chứ không phải bằng hành vi bắt nạt; đồng thời nhấn mạnh, điều cần thiết là tìm ra các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, tránh các tính toán sai lầm có thể dẫn đến xung đột. Ông Ben Rhodes cho biết, vấn đề tranh chấp lãnh thổ và an ninh hàng hải sẽ là một chủ đề chính trong cuộc Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung sẽ diễn ra ở Bắc Kinh trong 2 ngày (9 và 10/7).

Ngày 4/7, tờ The Philippine Star dẫn lời Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cảnh báo, nguy cơ xảy ra xung đột ở Châu Á - Thái Bình Dương đang cao hơn ở các khu vực khác trên thế giới do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước khác. Đồng thời nhấn mạnh, nỗ lực và ý định của Trung Quốc trỗi dậy đại diện cho một dạng thách thức an ninh khác. Trước đó (3/7), tờ Sydney Morning Herald dẫn bình luận của Giáo sư Thời Ân Hoằng, chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc khẳng định, các chính sách của giới lãnh đạo Bắc Kinh chỉ khiến căng thẳng trên Biển Đông trở nên tồi tệ hơn.

Theo tạp chí Stars and Stripes, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đã than phiền với giới phóng viên quốc tế khi họ đã hỏi quá nhiều về Trung Quốc sau khi Bắc Kinh là 1 trong 22 quốc gia gửi lực lượng tham gia diễn tập đa quốc gia (từ 26/6 đến 1/8) mang tên Vành đai Thái Bình Dương 2014 (RIMPAC 2014). Được biết, Lực lượng phòng vệ mặt đất (lục quân) Nhật Bản đã tiến hành kịch bản đổ bộ tại bãi huấn luyện của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên bờ biển Hawaii (1/7). Đơn vị tham gia diễn tập đổ bộ hôm 1/7 là trung đoàn đổ bộ (gồm 3.000 quân) vừa được Tokyo thành lập dựa trên mô hình của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Nào ta cùng xoay

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida

Tiếp tục tố cáo lẫn nhau

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã thể hiện sự quan ngại đối với chính sách tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản. Seoul và Bắc Kinh đang thiết lập mặt trận thống nhất chống lại động thái quân sự đang gia tăng của Tokyo sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Seoul nhân chuyến công du 2 ngày (3 và 4/7) tới Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình.

Theo nhận định của chuyên gia chính trị tại Trường đại học Meiji Gakuin, Tokyo Kazuhisa Kawakami, áp lực gia tăng từ Trung Quốc đã làm thay đổi cuộc tranh luận chính trị trong nội bộ Nhật Bản. Việc Nhật Bản quyết định cho phép phòng vệ tập thể là một phần của những thay đổi nhanh chóng cán cân sức mạnh ở châu Á, khi Trung Quốc đang hiện thực hóa yêu sách với một phần lớn lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngày 4/7, Hãng Kyodo cho biết, giới chức Trung Quốc đã chỉ đạo giới truyền thông nước này đưa ra quan điểm cứng rắn sau khi Tokyo cho phép các lực lượng vũ trang Nhật Bản quyền tham gia phòng vệ tập thể. Trước đó (3/7), Trung Quốc bắt đầu cho công bố “lời thú nhận” của 45 tội phạm chiến tranh người Nhật trong Thế chiến II. Cùng ngày 4/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, những nước có cảm giác lo ngại đối với xu hướng hữu khuynh ở Nhật Bản không chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mà cả Nga cũng quan ngại. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đang gọi thầu đối với dự án xây dựng khu quân sự trên đảo Etorofu (là đảo lớn nhất) thuộc quần đảo Nam Kuril và sẽ hoàn thành trước tháng 11/2015. Tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) tiết lộ, quân khu miền Đông Nga từng yêu cầu trong 2 năm tới tăng cường xây dựng hạ tầng quân sự ở quần đảo Nam Kuril, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại đây.

Giáo sư Phùng Vĩ, chuyên gia vấn đề Nhật Bản thuộc khoa lịch sử, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng, việc Tokyo dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể gây ra “mầm họa chiến tranh”. Nhà sử học Jeremy Yellen thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng, dưới danh nghĩa “hòa bình chủ động”, ông Shinzo Abe từng gợi ý, theo đó quyền phòng vệ tập thể có thể mở rộng với các nước như Hàn Quốc, Australia, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các quốc gia gây hấn khác châm ngòi khủng hoảng. Giới chuyên môn đã nhìn thấy manh nha của một liên minh tương tự như NATO ở châu Á. Giới quân sự cho rằng, quyền phòng vệ tập thể sẽ cho phép Nhật Bản xây dựng liên minh quân sự với những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Ngày 2/7, tờ Giải phóng quân Trung Quốc bình luận về việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể. Theo đó, đây là “chính biến Hiến pháp” và là bước quan trọng của “Học thuyết quân sự Abe”. Bởi Nhật Bản có thể đánh đòn phủ đầu, sử dụng vũ lực ngay cả khi Tokyo chưa bị xâm lược. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử trong chiến lược phòng vệ của Nhật Bản và là tâm nguyện của ông Shinzo Abe - muốn Nhật Bản thoát khỏi các ràng buộc, trở thành quốc gia phát triển mạnh mẽ phù hợp với thực lực kinh tế và quân sự của mình. Và một trong những nguyên nhân khiến Mỹ ủng hộ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể bởi Washington đang thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng Châu Á - Thái Bình Dương”.

Nên cài đặt lại quan hệ

Ngày 5/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời học giả Trang Quốc Thổ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Dương, Đại học Hạ Môn cho rằng, Bắc Kinh không thể xem nhẹ khả năng Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông theo cách làm của Philippines. Tờ Thời báo Hoàn Cầu còn dẫn lời học giả Tôn Tiểu Nghinh đến từ Viện Khoa học xã hội Quảng Tây vu cáo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình “bịa đặt chứng cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Trước đó (2-7), tờ International Policy Digest cho rằng, thách thức lớn nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải là đối phó với các nước láng giềng, mà là cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ, ủng hộ các nước này chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Ngày 3/7, Tạp chí Diễn đàn Quốc phòng Châu Á - Thái Bình Dương dẫn nhận định của Giáo sư Zachary Abuza tại Đại học Simmons (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc sẽ không chấp thuận đề xuất tạm dừng xây dựng ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, sẽ đưa thêm nhiều giàn khoan ra khu vực này, đồng thời gia tăng hoạt động nạo vét ở các bãi cạn và bãi đá. Và nếu Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines không đồng lòng và hành động nhanh chóng, Trung Quốc sẽ ngày càng liều lĩnh. Ông Zachary Abuza đánh giá thấp khả năng ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận về COC. Do đó, để Trung Quốc thay đổi cách hành xử trên Biển Đông, phải có nỗ lực phối hợp của nhiều nước.

Cũng trong ngày 3/7, tờ Jakarta Globe của Indonesia đăng bài viết của Giám đốc Viện Quản lý quốc gia (Indonesia) Pitan Daslani cho rằng, xung đột bùng nổ toàn diện ở Biển Đông sẽ làm tê liệt hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biển của Indonesia, đồng thời tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Xung đột bùng nổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông chắc chắn đe dọa nghiêm trọng đến Indonesia, do đó Jakarta không thể giữ thái độ thụ động trước những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Và nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông, Indonesia sẽ phải can dự. Ngoại trưởng Marty Natalegawa từng khẳng định, Indonesia không chấp nhận Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông. Tờ Jakarta Post của Indonesia từng đăng bài viết của nhà phân tích chính trị Pandu Rachmatika ở Indonesia cho rằng, Jakarta là ứng cử viên duy nhất phù hợp với vai trò điều phối hòa bình khu vực. 

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Nào ta cùng xoay

Quân đội Nhật Bản và Mỹ diễn tập đổ bộ đánh đảo

Cẩn thận kẻo mất cơ hội

Ngày 4/7, trên tờ The Nation, cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai, hiện là Chủ tịch Hội đồng Hòa bình & Hòa giải châu Á khẳng định, ASEAN và Trung Quốc cần đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, bởi đây là khu vực quan trọng đối với thương mại quốc tế - hơn 50% khối lượng hàng hóa thế giới chở bằng tàu thủy hàng năm (khoảng 5.300 tỉ USD) đi qua các eo biển nối liền Biển Đông với Ấn Độ Dương và hơn 1/3 lượng dầu thô thế giới được chuyên chở qua Biển Đông mỗi ngày. Ông Surakiart Sathirathai còn cảnh báo, xung đột trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cộng đồng thương mại quốc tế đối với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Do đó, ASEAN và Trung Quốc phải đẩy nhanh đàm phán thành lập COC.

Ngày 4/7, ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đã phản đối đề xuất Trung Quốc và Hàn Quốc kỷ niệm chung ngày Tokyo thất trận trong Thế chiến II - cùng kỷ niệm 70 năm Nhật Bản thất trận trong Thế chiến II trong năm 2015. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng, chủ đề này không nên được coi là vấn đề ngoại giao. Cũng trong ngày 4/7, tờ China News dẫn bài diễn văn tại Đại học Seoul của ông Tập Cận Bình khi nhấn mạnh, Trung Quốc và Hàn Quốc là láng giềng gần gũi, một láng giềng tốt thì có vàng cũng không đánh đổi được! Đương nhiên không phải người Hàn Quốc nào cũng tin vào những lời lẽ hoa mỹ của ông Tập Cận Bình. Ngày 3/7, tờ Philstar dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Kiến Hoa: Bắc Kinh đang muốn khuyến khích đầu tư và thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc sang Philippines bất chấp những căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông.

Theo tờ The Nation, vấn đề Biển Đông được bàn luận tại diễn đàn do Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Myanmar tổ chức ngày 3/7 với sự tham gia của nhiều cựu quan chức ngoại giao, nhà hoạch định chính sách và học giả khu vực. Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Thant Kyaw tuyên bố, Myanmar muốn thấy tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và sẵn sàng tạo điều kiện tổ chức cuộc gặp cho các bên liên quan.

Ngày 2/7, tờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) dẫn cảnh báo của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, các nước châu Á có tranh chấp chủ quyền hãy nhìn lại bài học lịch sử của Thế chiến I: không để tranh chấp phát triển thành cuộc chiến. Bà Julie Bishop cũng cho rằng, trong tình hình căng thẳng hiện nay, chỉ một sai lầm hay tính toán nhầm có thể gây ra xung đột vũ trang.

Hồng Thất Công - Tuần Quỳnh