Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trăn trở của những… “ông vua” ở miền Tây

09:10 | 18/12/2012

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong khuôn khổ của Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được tổ chức tại Tiền Giang (MDEC - Tiền Giang 2012), hàng trăm đại biểu đại diện cho hàng triệu nông dân tại ĐBSCL - nơi được xem là vựa lúa, vựa thủy sản, vựa trái cây của cả nước lần đầu tiên vừa được bày tỏ tâm tư và đề đạt cơ chế chính sách hợp lý cho mình. Điều mà những “ông vua” trăn trở cũng chính là tiếng nói từ đời sống sản xuất của nông dân miền Tây mà Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và địa phương phải lưu tâm.

“Vua hành tím” ở Sóc Trăng

Triệu Liên, 45 tuổi, là người dân tộc Khmer ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) kể 4 lao động chính của nhà anh quanh năm chăm bẵm cho hơn 2ha chuyên trồng hành tím. “Thu nhập hàng năm của gia đình tôi là 445 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí, còn lời được khoảng 280 triệu đồng” - anh phấn khởi, cho biết.

Theo lời anh Liên, Vĩnh Châu có diện tích trồng màu hằng năm khoảng 10.000ha, trong đó chủ lực là cây hành tím với diện tích trồng 6.000ha. Loại cây màu truyền thống này hiện trồng được hai vụ Đông - Xuân và Hè Thu. Trong vụ Đông - Xuân, bà con tập trung trồng hành thương phẩm, năng suất khá cao khoảng 19tấn/ha. Năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu “Hành tím Vĩnh Châu”. Hiện trên địa bàn có trên 10 doanh nghiệp thu mua sản phẩm hành tím tiêu thụ nội địa và ký hợp đồng xuất khẩu…

Thương lái thu mua sầu riêng – một đặc sản rất đặc thù ở miền Tây

Thuận lợi là thế nhưng nông dân trồng hành tím vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: giá cả bấp bênh, không ổn định. Việc tồn trữ hành giống còn hao hụt nhiều (từ 10-25%). Mực nước ngầm bị tụt giảm sâu, thiếu nước tưới.

Chính vì vậy, theo anh Triệu Liên, Nhà nước cần có chủ trương, chính sách để bình ổn giá cả các mặt hàng do nông dân làm ra, trong đó có hành tím và không để thương lái ép giá; bao tiêu sản phẩm hành tím với giá cả hợp lý (có thể như cây lúa là đảm bảo cho nông dân có lợi nhuận khoảng 30%). Tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các đề tài trong việc bảo quản hành tím giống. Đầu tư vốn cho sản xuất hành tím (nhất là hệ thống tưới tiêu), có thể đầu tư một nhà máy chế biến hành tím tại địa phương (hành sấy, hành phi…).

“Vua dừa” ở Bến Tre

75 tuổi, là dân Cồn Ốc nằm giữa sông Hàm Luông, thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, ông Đỗ Thành Thưởng từng được cả xứ dừa Bến Tre - nơi có diện tích dừa lớn nhất nước với gần 70.000ha, ông được người dân nơi đây phong là “vua dừa”. Với những đóng góp lớn cho sự phát triển của cây dừa, ông Tám Thưởng là nông dân đầu tiên của Việt Nam hai lần được vinh danh nhận giải thưởng Quốc tế. Năm 1999, ông được nhận bằng khen “Người trồng dừa giỏi nhất Việt Nam” do Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương trao tặng. Năm 2004, ông nhận giải “Tree of Life” (Cây của cuộc sống) do Viện Tài nguyên giống cây trồng quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trao tặng. Ngoài ra, ông còn nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng do hội nông dân các cấp, ngành Nông nghiệp tặng. Hiện ông là thành viên Hiệp hội Dừa Bến Tre.

“Vua dừa” Bến Tre - Đỗ Thành Thưởng

Theo lời ông Thưởng, để đạt đến đỉnh vinh quang của một “ông vua”, ông đã trải qua rất nhiều khó khăn, thăng trầm dù dòng tộc từng gắn với cây dừa. “Gia đình tôi từ cố nội, ngoại đến vợ chồng tôi là đã bốn đời đều là nông dân trồng và sống nhờ cây dừa. Riêng tôi sau ngày đất nước giải phóng, tôi mới tham gia chăm sóc vườn dừa của ba mẹ tôi để lại, cách chăm sóc lúc ban đầu tôi làm giống y như ông bà cha mẹ truyền lại” - ông cho biết.

Theo lời ông Thưởng, mãi cho đến thập niên 90 thế kỷ trước, dừa đột ngột giảm giá rất thấp, ngược lại một số cây lại có giá hấp dẫn, một số hộ chối bỏ cây dừa, đưa những cây hấp dẫn về thay cho cây dừa. Và chính ông cũng dự kiến làm như vậy.

Bà Nguyễn Hồng Lý - Phó chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho biết, trong năm 2011 nông dân trồng lúa “được mùa, trúng giá”, đạt lãi khá thế nhưng đời sống của một bộ phận còn khó khăn, toàn vùng ĐBSCL còn 11% hộ nghèo và 7% hộ cận nghèo; nhiều hộ có thu nhập không ổn định và thấp so với mức thu nhập chung; thường xuyên rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”, không còn khả năng tái đầu tư sản xuất. Để giúp cho nông dân ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, phải xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp chế biến với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững… Đó là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà nông dân là lực lượng then chốt, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra đối với tam nông ĐBSCL.

 “Tới đây Hội sẽ đề xuất những cơ chế hỗ trợ nông dân như vốn, đào tạo nghề cho nông dân...; đồng thời, bà khuyến cáo nông dân tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, liên kết “4 nhà” để tạo ra sản lượng lớn, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu…” - bà Lý cho biết thêm.

“Nhưng rất may, trong lúc thu hoạch dừa cuối, chuẩn bị đốn thì trong vườn dừa nhà tôi xuất hiện một trái dừa lạ cuống dừa có hình giống như một con chim phượng đang gấp trái dừa dang cánh rộng bay đi. Ấn tượng đầu, tôi nghĩ trái dừa rồi đây sẽ được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trên thế giới. Nhưng khi đêm về yên tĩnh tôi lại nghĩ khác, lý giải: Nhiều người đốn dừa tựa như mất mùa, quy luật mất mùa được giá, tôi quyết định không chối bỏ cây dừa. Vẫn đốn dừa nhưng tìm giống dừa khác, cho trái sai hơn để trồng lại. Tôi không quản ngại đường sá xa xôi, khăn gói qua Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang… hay vô tận Hà Tiên tìm bằng được những giống dừa đặc trưng, mới lạ đem về trồng trong vườn nhà. Nhiều chủ vườn thấy tôi mê dừa quá mức nên tặng tôi  các quả dừa tốt về làm giống” - ông nhớ lại.

Mùa mưa năm 1993, ông Thưởng lại gặp may. Ông kể, vào một buổi chiều, Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh - cán bộ của Viện Nghiên cứu cây có dầu Việt Nam tìm đến nhà ông cho biết bà vừa mới lai tạo được giống dừa PB121. Đây là giống lai giữa dừa lùn Malaysia và dừa cao Tây Phi cho trái rất nhiều, khoảng 150 trái/cây/năm, lượng dầu trong dừa cũng nhiều. Nếu ông muốn trồng, bà sẽ giao. Thế là ông đồng ý ngay và làm theo hướng dẫn của nữ tiến sĩ. Thấy ông nhiệt tình với giống dừa mới, Viện này còn “gởi” ông trồng thử nghiệm 60 cây dừa dứa…

Kể từ đó, ông Thưởng luôn theo sát các lớp tập huấn của khuyến nông cùng với cán bộ, nhân viên của Viện cây có dầu trao đổi và áp dụng thực tế. Dưới tán dừa, ông trồng xen chanh, quýt, chuối và bưởi da xanh. Rồi cùng với kinh nghiệm và sự cần cù của bản thân, ông đã có một vườn dừa rộng 2,5ha, luôn cho trái sai oằn. Trong vườn dừa giống như bộ sưu tập - có đến hơn 20 giống dừa của mình, ông Tám Thưởng chia thành 2 nhóm. Nhóm lấy dầu có dừa ta xanh, dừa ta đỏ, dừa ta vàng, dừa dung, dừa dâu xanh; dừa lai BP 121, JVA 1, JVA 2. Nhóm lấy nước giải khát là dừa xiêm xanh, xiêm đỏ, tam quan, dừa sọc, dừa núm xanh, núm đỏ, ẻo xanh, dừa dứa…. Vườn dừa nhà ông Tám Thưởng nhiều năm qua trở thành địa chỉ quen thuộc của sinh viên ngành nông nghiệp, nông dân nhiều tỉnh thành trong cả nước đến nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm… Đặc biệt, cách nay khoảng 3 năm, “vua dừa” Tám Thưởng biến ý tưởng “rừng dừa du lịch” của mình thành hiện thực. Mỗi dịp cuối tuần, lễ tết, khách du lịch đến Cồn Ốc không quên tìm đến vườn dừa độc đáo của ông để vừa tham quan, thưởng lãm vừa nghe “ông vua” kể ngàn lẻ một chuyện dừa.

Chợ đầu mối trái cây tại Đồng Tháp

Điều khiến ông “vua dừa” Bến Tre trăn trở hơn hết đó chính là diễn biến giá cả. Ông Thưởng cho biết, năm 2012, giá dừa trái lại rớt thậm tệ, thương lái không mua, làm cho các hộ trồng dừa khốn đốn. Dừa của nông dân bán không được, cứ chất đống, để lên mộng như một… đồi dừa. Số dừa đến lứa, nông dân buồn không bẻ, để tự rụng xuống đầy vườn cũng lên mộng. Rồi dừa nạo (dừa uống nước) mỏi mòn chờ thương lái, chuyển sang khô, rụng lại cũng lên mộng. Bức tranh của người trồng dừa trên 3 cù lao Bảo - Minh - An Hóa của Bến Tre vẫn toàn những gam màu tối…

Để dân trồng dừa an tâm, ông Thưởng đã mạnh dạn đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc quy hoạch diện tích trồng bao nhiêu để cho sản lượng bao nhiêu là hợp lý; đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, lưu tâm đến ngành chế biến tạo ra sản phẩm từ dừa; vào lúc dừa bị dội chợ, rớt giá, có thể dùng đến cách tạm trữ, chờ đến tháng nghịch vụ. Về phía nông dân, theo ông cần xóa bỏ tư tưởng hẹp hòi bảo thủ để phải liên kết lại với nhau thành những vườn dừa mẫu lớn; liên kết “4 nhà” cho chặt chẽ hơn, bao tiêu sản phẩm, xóa bỏ trung gian.

Nhận xét về đợt hỗ trợ tiền phân bón mà chính quyền tỉnh vừa thực hiện, ông Thưởng cho rằng: “Tuy chẳng thấm vào đâu nhưng cái đạt đựợc lớn nhất đó là niềm tin vào sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với nông dân trồng dừa chúng tôi”.

“Vua vú sữa” ở Tiền Giang

Đại diện cho nhiều nông dân trồng được đặc sản vú sữa lò rèn, ông Lê Văn Đông, ở ấp Long Trị, xã Bàn Long, huyện Châu Thành (Tiền Giang) bộc bạch: “Quá cơ cực nhưng thị trường không ổn định, phải bán qua nhiều thương lái, bị ép giá, nông dân chúng tôi không hưởng được giá đích thực của sản phẩm do chính mình làm ra. Ngoài ra, do đê bao làm theo kiểu chắp vá, vườn dễ bị lũ tràn vào gây thiệt hại; giao thông nông thôn chưa thuận lợi cho việc vận chuyển trong khi diện tích vườn cây ăn trái ngày càng tăng, phí vận chuyển ngày càng cao”.

Từ thực tế này, ông Đông đề xuất, Nhà nước cần quy hoạch vùng chuyên canh phù hợp đặc thù địa phương, có cơ chế tập hợp nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi làm đầu đàn để nông dân học hỏi lẫn nhau; quan tâm đến hệ thống đê bao cây ăn trái bền vững để nông dân an tâm sản xuất.

“Vua tôm” ở Bạc Liêu

Ông Võ Hồng Ngoãn, 60 tuổi, đại diện cho hàng ngàn hộ nuôi tôm sú vùng duyên hải ĐBSCL, bày tỏ nỗi niềm: “Nông dân vừa lo sản phẩm đầu vào như thức ăn, thuốc thú ý thủy sản, con giống giá ngày càng tăng nhưng chất lượng sản phẩm lại giảm hoặc không chất lượng; hay như con tôm giống mang mầm bệnh thì người nuôi dù nhiều kinh nghiệm, có quy trình nuôi tốt, cơ sở hạ tầng tươm tất, dùng thuốc để xử lý nhưng gặp phải thuốc kém chất lượng,… cũng phải chào thua”.

“Vua tôm” Bạc Liêu - Võ Hồng Ngoãn

Ông Ngoãn đưa ra ví dụ sinh động, cho thấy pháp luật vẫn còn thiếu tính công bằng và nếu không kịp thời bổ sung, chấn chỉnh thì người bị thiệt vẫn là dân nuôi trồng thủy sản, trong đó có con tôm: “Một kẻ chỉ trộm có hai ba triệu đồng thì bị pháp luật truy cứu hình sự. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng để lừa gạt nông dân, thu lợi tiền tỉ, khiến nông dân bị thiệt hại không kể xiết, nhưng khi bị phát hiện thì chỉ bị xử lý hành chính bằng cách rút giấy phép kinh doanh, phạt vài ba chục triệu đồng rồi xong”.

“Vua tôm” Sáu Ngoãn cho biết, nông dân đầu tư nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp nặng lo về đồng vốn và rủi ro. Vì vậy mỗi khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi nóng lạnh, mưa nắng thất thường họ cũng mất ăn, mất ngủ. Trong điếu kiện hiện nay, nghề nuôi tôm có tồn tại được hay không là do giá sản phẩm của đầu ra ổn định và khống chế được dịch bệnh. Thế nhưng, điều kiện đầu tiên vẫn là đồng vốn. Điều kiện vay của dân nuôi tôm ngày càng khó, nếu vay được thì cũng chỉ nhỏ giọt thì làm sao nông dân tái sản xuất?

“Tôi xin yêu cầu Ban Chỉ đạo MDEC đề xuất lên Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp lãnh đạo có thẩm quyền tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để tiếp tục đầu tư tái sản xuất và quyết tâm chỉnh đốn quản lý thật chặt đầu vào, tìm giải pháp liên kết chặt chẽ cho đầu ra. Nếu không, nghề nuôi tôm không thể nào tồn tại được” - “Vua tôm” kiến nghị.

“Vua tôm” Sáu Ngoãn là người đầu tiên đúc kết thành công quy trình nuôi tôm sú sạch bền vững bằng chế phẩm sinh học, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể… Ông từng được Bộ KH - CN tặng Cúp Vàng Tech Mart, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Bằng thương hiệu độc quyền “Trang trại nuôi tôm sú sạch Sáu Ngoãn – Việt Nam”, được Bộ TN&MT tặng cúp vàng và bằng khen về sáng tạo bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi tôm.

Để đạt được thành tích trên, “vua tôm” Sáu Ngoãn phải trải qua những tháng ngày lao động vất vả, cực nhọc, cần cù, sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp… Trước khi thành “vua tôm”, ông từng trải qua nhiều nghề kiếm sống, từ lơ xe, tài xế… đến việc chăn nuôi bò, dê… Hơn 10 năm trước, ông bán hết đàn gia súc để mua 3 ha đất, đào ao làm thành những vuông nuôi tôm sú.

Ông tập tễnh bước vào nghề, ngay trong vụ nuôi đầu, dịch bệnh đốm trắng làm ông suýt trắng tay. Vụ nuôi tiếp theo, dù đã tốn khá nhiều công sức trong tìm tòi, học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà khoa học, cải tạo ao nuôi, tự tìm và chế biến ra thức ăn sạch bằng con ốc bươu vàng… nhưng ông vẫn không thu được lãi. Sau đó, ông nhận ra một thực tế, nếu cứ tham thả nuôi với mật độ quá 10con/m2, thì rủi ro rất cao. Đến vụ nuôi năm 2003, ông mới bắt đầu thu được lãi và liên tiếp thắng đậm trong hàng chục vụ nuôi tiếp theo.


B.Thái