TP HCM: CPI tăng thấp nhất trong 12 năm qua
Ngày 28/3, tại cuộc họp tình hình kinh tế xã hội TP HCM quý 1/2013, ông Hứa Ngọc Thuận – Phó Chủ tịch UBND TP HCM đã phân tích: Nguyên nhân chỉ số CPI của TP HCM tăng thấp do tác động của chương trình bình ổn giá, tổng cầu giảm, người dân tiết kiệm chi tiêu, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (bất động sản vẫn trong tình trạng đóng băng, chỉ số hàng tồn kho ở mức cao).
Mức tăng CPI của TP HCM trong quý 1 cũng được đánh giá là thấp nhất trong cả nước, (CPI cả nước trong quý 1 tăng 2,39%). Các thành phố khác như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ đều có mức tăng CPI cao hơn TP HCM.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chỉ số CPI của TP HCM trong quý 1 ở mức thấp là do sức mua giảm
Đại diện Sài Gòn Co.op cho biết: Tăng trưởng doanh thu của hệ thống siêu thị Co.op Mart có phần chững lại, trong tháng 3 doanh thu toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ và trong quý 1 doanh thu chỉ tăng 21% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng thấp so với các năm trước. Những năm trước mức tăng trưởng doanh thu thường đạt trên 30%, có lúc lên đến 40%. Nhiều đơn vị của Sài Gòn Co.op bị sụt giảm lượng bán hàng do sức mua giảm và do một số mặt hàng rau củ quả tăng giá.
Với mức tăng CPI của quý 1 chỉ 1,15%, nhiều khả năng TP HCM sẽ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tập trung thực hiện song song 2 nhiệm vụ là kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức hợp lý.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến chỉ số CPI sẽ tăng trở lại như: Thành phố vẫn chưa thực hiện lộ trình tăng viện phí. Các cơ quan chức năng đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều đó, sẽ góp phần tác động đến chỉ số CPI của thành phố.
Trong quý 1/2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, lãnh đạo TP HCM đã nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, phấn đấu vượt qua khó khăn. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội vẫn tiếp tục tăng trưởng: GDP đạt 7,6%; chương trình bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả; sản xuất công nghiệp đã bắt đầu phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,7%); kim ngạch xuất, nhập khẩu đều cao so với cùng kỳ; nhiều nhóm hàng có chỉ số tồn kho giảm như: chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, may mặc, hóa chất…
Mai Phương
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều