TP HCM: 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
Hà Nội: Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng |
Hà Nội: Gần 250 ca sốt xuất huyết một tuần |
Bình Phước: Hơn 4.000 ca sốt xuất huyết, một trường hợp tử vong |
Theo các bác sĩ, các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện trễ. Trước đây bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ (chiếm khoảng 40% tổng số ca bệnh). Người lớn mắc bệnh, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sỹ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh sốt xuất huyết có thể trở nặng rất nhanh chóng, rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Trong tháng 7, TP HCM ghi nhận 6.456 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3.696 ca nội trú và 2.760 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 7 tháng qua là 31.787 ca (gồm 18.255 ca nội trú và 13.532 ca nội trú), tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018.
Số ca bệnh sốt xuất huyết ở người lớn tăng cao |
Mùa dịch sốt xuất huyết thường bắt đầu từ tháng 6 năm và kết thúc khoảng tháng 3 năm sau. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vào mùa cao điểm nên các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đẩy mạnh hoạt động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mỗi gia đình để khống chế số ca mắc và phát hiện sớm dấu hiệu chuyển nặng để khống chế số ca tử vong.
Tại TP HCM, phòng chống bệnh sốt xuất huyết luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm hàng năm với thông điệp xuyên suốt là “Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết”. Tuy nhiên để kiểm soát được lăng quăng và muỗi truyền bênh sốt xuất huyết thì phải xuất phát từ những hành động cụ thể của từng người, từng gia đình, từng cơ quan, công sở. Đó là những hành động rất đơn giản nhưng cần sự chung tay của mỗi người để bảo vệ mình và mọi người xung quanh.
Cụ thể, diệt muỗi và không để muỗi chích bằng cách dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi, bôi kem chống muỗi, ngủ mùng kể cả ban ngày. Đồng thời cần diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản bằng việc súc rửa lu, hồ, xô chứa nước, đậy kín nắp khi không sử dụng; thường xuyên thay nước bình bông; thu gom và xử lý các vật phế thải, đồ vật có thể bị đọng nước trong và xung quanh nhà…
Bên cạnh truyền thông, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, các bác sỹ cho biết, việc hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà rất cần được quan tâm. Theo đó, người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn theo dõi điều trị; uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; uống nhiều nước. Nếu thấy một trong các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, chi lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, xuất huyết nhiều thì đến ngay bệnh viện.
Mai Phương
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 4/11/2024: Tuổi Mão quý nhân soi đường, tuổi Thìn cảm hứng sáng tạo
- Tử vi ngày 3/11/2024: Tuổi Sửu quyết sách đúng đắn, tuổi Tuất hoàn thành nhiệm vụ
- Tử vi ngày 2/11/2024: Tuổi Dậu theo đuổi đam mê, tuổi Thân làm việc hiệu quả
- Tử vi ngày 1/11/2024: Tuổi Tý cơ hội thăng tiến, tuổi Tỵ tài chính rực rỡ
- Tử vi ngày 31/10/2024: Tuổi Dần xác định mục tiêu, tuổi Tỵ tài lộc vượng sắc
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành