Tổng thống Trump lần đầu dùng quyền phủ quyết
Tổng thống Trump ký văn bản phủ quyết đầu tiên. (Ảnh: Reuters) |
"Quốc hội có quyền thông qua dự luật này còn tôi có nghĩa vụ phủ quyết nó", Tổng thống Trump nói tại Phòng Bầu Dục trước khi ký vào văn bản phủ quyết dự luật của Thượng viện.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức ông Trump dùng đến quyền phủ quyết của tổng thống để ngăn chặn một dự luật.
Thượng viện Mỹ ngày 14/3 đã thông qua dự luật nhằm vô hiệu hóa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Trump với 59 phiếu thuận, 41 phiếu chống. Lệnh khẩn cấp này của người đứng đầu Nhà Trắng nhằm huy động ngân sách xây tường biên giới, ngăn người nhập cư trái phép ở biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Trong khi một số nghị sĩ, kể cả các nghị sĩ Cộng hòa, đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Trump dùng quyền ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong trường hợp này. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng, dự luật của quốc hội sẽ đặt nước Mỹ vào "mối đe dọa khủng khiếp".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, Hạ viện dự kiến bỏ phiếu vào ngày 26/3 tới để đảo ngược quyền phủ quyết của tổng thống. "Hạ viện và Thượng viện kiên quyết phản đối, tuy nhiên, Tổng thống đã lựa chọn để tiếp tục đi ngược lại Hiến pháp, đi ngược lại với quốc hội và ý chí của người dân", bà Pelosi nói.
Theo DT
-
Cách ông Trump điều hành kinh tế Mỹ là bài học lớn cho người kế nhiệm Biden
-
Bị Twitter khóa tài khoản, ông Trump cân nhắc lập mạng xã hội riêng
-
Tổng thống Trump bị bác phủ quyết về đạo luật quốc phòng
-
Ông Trump đã ký luật có thể đẩy công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ
-
Ông Trump cân nhắc thời điểm tuyên bố tái tranh cử
-
Cần sửa đổi, hoàn thiện Luật số 69 để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn
-
Đột phá mở đường, huy động những nguồn lực mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Nguồn lực cho chiến lược tăng trưởng xanh chưa rõ ràng
-
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đáp ứng kỳ vọng cử tri, mong mỏi của mỗi gia đình
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam