Tổng cục TDTT và sự yếu kém của Y học thể thao Việt Nam
TIN THỂ THAO 24H: Bale có giá 90 triệu bảng, Mourinho chờ bị sa thải... Mourinho chờ phán quyết; Wenger tiếp tục chuỗi trận toàn thắng; Barca, Real song hành; Juve thắng nghẹt thở... sẽ là những thông tin đáng chú ý trong bản tin thể thao 24h của PetroTimes ngày 01/11. |
Việc Anh Khoa phải sang tận bệnh viện Gleneagles để nhờ bác sĩ Lim phẫu thuật không phải là điều khó hiểu. Một phần vì chấn thương của Anh Khoa quá nặng, đến mức vị bác sĩ 50 tuổi phải thốt lên rằng đây là ca chấn thương nghiêm trọng nhất ông từng thấy và không dám xem lại video Anh Khoa bị phạm lỗi lần thứ hai. Một phần vì bệnh viện Gleneagles đáng tin cậy hơn hẳn những bệnh viện tại Việt Nam, dù chúng ta cũng có Bệnh viện Thể thao và không ít bác sĩ giỏi.
Không bàn đến chuyện SHB Đà Nẵng và Sông Lam Nghệ An ai đúng ai sai, hay án phạt của VFF dành cho Ngọc Hải có là hợp lý, riêng việc các cầu thủ Việt Nam mà mới nhất là Anh Khoa phải “xuất ngoại” để chữa trị chấn thương đã cho thấy sự yếu kém của y học thể thao nước nhà. Không phải Việt Nam không thể thực hiện công nghệ thay dây chằng, mà chỉ vì Tổng cục TDTT không mặn mà chuyện phát triển ngành y học thể thao.
Trường hợp Anh Khoa đã nói lên sự yếu kém của y học thể thao Việt Nam |
Nhà báo Nguyễn Nguyên kể lại, năm 2010, Công Minh của SLNA từng bị chấn thương rất nặng và tính đến chuyện giải nghệ. Lúc ấy, ông Vũ Tiến Thành, đại diện công ty Sài Gòn Gia Định đã mời ê-kíp của bác sĩ Tuấn Nguyễn từ Mỹ sang và tiến hành phẫu thuật thay hai dây chằng cho Công Minh. Kết quả, Công Minh hồi phục và chỉ mất hơn 6 tháng để trở lại sân cỏ.
Sau đó, vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Nụ cũng được ê-kíp của bác sĩ Tuấn Nguyễn phẫu thuật và nhanh chóng trở lại đường chạy. Từ những thành công bước đầu này, công ty Sài Gòn Gia Định tìm đến Tổng cục TDTT với thiện chí hợp tác phát triển y học thể thao Việt Nam nhưng lại gặp trở ngại và kế hoạch bất thành.
HLV Vũ Tiến Thành chia sẻ: “Hồi đấy, chúng tôi dự định kết hợp với ngành thể thao để chữa trị các trường hợp chấn thương cho vận động viên Việt Nam nhưng thiện ý ấy không được hưởng ứng. Việc các đội bóng bây giờ tin tưởng vào bệnh viện Singapore không có gì sai. Chỉ tiếc là có những thứ chúng ta làm được và đã thành công nhưng lại không thành bởi nhiều vấn đề nhiêu khê.”
Nếu Việt Nam bắt đầu phát triển y học thể thao từ ngày ấy thì Anh Khoa đã không phải một mình sang tận Singapore và Ngọc Hải cũng không gánh một khoản nợ lên đến gần 10 chữ số. Sau vụ việc này, có ai đó nghĩ, bắt đầu từ bây giờ là muộn, nhưng vẫn còn hơn không?
Bongda.com.vn