Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TKV đề nghị cấp bằng di tích lịch sử địa điểm Bác Hồ thăm mỏ Đèo Nai

11:03 | 28/04/2016

1,395 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV)  đang đề nghị tỉnh Quảng Ninh cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử khu vực Bác Hồ dừng chân nói chuyện với cán bộ, công nhân mỏ Đèo Nai ngày 30-3-1959. Đây là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống công nhân Vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than 12-11 (1936-2016).  

tkv de nghi cap bang di tich lich su dia diem bac ho tham mo deo nai

Bác Hồ thăm mỏ Đèo Nai ngày 30/03/1959 ( Ảnh tư liệu)

Sau khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm đất mỏ. Đây cũng là vinh dự lớn cho nhân dân các dân tộc Quảng Ninh nói chung và thợ mỏ nói riêng, trong đó có chuyến thăm thợ mỏ Đèo Nai trên tầng than trụ ngày 30-03-1959.

Không quản bụi bặm, Người leo lên tận tầng 10 công trường khai thác than trụ mỏ Đèo Nai, đến từng cỗ xe goòng, trò chuyện với công nhân và dặn dò: “Ngày nay, khu mỏ là của nhân dân nói chung và của công nhân nói riêng. Công nhân là giai cấp lãnh đạo, là chủ khu mỏ thì phải làm sao cho xứng đáng. Để xe máy hỏng, lười biếng, lãng phí đều không xứng đáng với vai trò làm chủ. Muốn làm những người chủ xứng đáng thì phải thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Bây giờ chúng ta làm cho mình, cho nhân dân và cho con cháu chúng ta nữa”. 

tkv de nghi cap bang di tich lich su dia diem bac ho tham mo deo nai
Các đại biểu khảo sát địa điểm Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai

Trước đó (ngày 6/4), Công ty than Đèo Nai đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai” để lấy ý kiến đóng góp, đánh giá, thống nhất đề nghị xếp hạng di tích Quốc gia cho “Khu di tích Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai”.

Tại buổi tọa đàm, đại diện Ban Di tích và danh thắng tỉnh Quảng Ninh thuộc Sở VHTT&DL đã trình bày báo cáo sơ lược lý lịch của Khu di tích và văn bia. Theo đó, sinh thời, Bác Hồ đã 9 lần về thăm Quảng Ninh, ngày 30/3/1959 Bác Hồ đã về thăm mỏ Đèo Nai và nói chuyện với công nhân, cán bộ công trường khai thác than Đèo Nai, gặp gỡ, thăm hỏi, trò chuyện với công nhân và dặn dò “Muốn làm được nhiều than thì phải có tinh thần trách nhiệm và phải làm nhanh, nhiều, tốt, rẻ...”, “Than ở vùng mỏ vào loại tốt của thế giới. Cảnh ở vùng mỏ cũng vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt”...

Thực hiện lời dạy của Bác, trong suốt những năm qua, thợ mỏ Đèo Nai đã luôn thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch được giao, cùng với ngành Than sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc, tích cực học tập và làm theo Bác, xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phát triển vững mạnh.

Các đồng chí cán bộ lão thành, lãnh đạo Công ty các thời kỳ và các nhân chứng lịch sử đã cùng ôn lại kỷ niệm sâu sắc khi Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai; đánh giá, khẳng định giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của di tích “Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai” có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tôn vinh các chiến công của thợ mỏ, khơi dậy niềm tự hào của thợ mỏ Đèo Nai nói riêng, ngành Than và tỉnh Quảng Ninh nói chung..., đồng thời thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị tỉnh Quảng Ninh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia cho “Khu di tích Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai”.

Việc đề nghị cấp bằng chứng nhận di tích địa điểm Bác Hồ thăm mỏ Đèo Nai là việc làm cần thiết và mang ý nghĩa hết sức lớn lao, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thợ mỏ đang sôi nổi với phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Minh Châu (Tổng hợp)