Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin mới nhất về thị trường dầu mỏ (11/4)

18:32 | 11/04/2016

980 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá dầu thô trên thị trường châu Á ngày 11/4 tiếp tục nới rộng đà tăng của phiên cuối tuần trước, Ấn Độ đang trở thành cỗ máy ngốn dầu hàng đầu thế giới, các nước vùng Vịnh sẽ vay đến 390 tỷ USD để bù cho giá dầu giảm…là những tin mới nhất về thị trường dầu mỏ thế giới.
tin moi nhat ve thi truong dau mo 114

Giá dầu hôm nay

Trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, vào lúc 7 giờ 24 phút giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tăng 42 xu Mỹ (1,1%) lên 40,14 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc cũng tiến 32 xu Mỹ (0,8%) lên 42,26 USD/thùng.

Ngoài ra, thông tin các công ty năng lượng Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 8/4 cắt giảm thêm 8 giàn khoan dầu (tuần giảm thứ ba liên tiếp) xuống chỉ còn 354 giàn khoan, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009, cũng là yếu tố giúp thị trường năng lượng khởi sắc.

Giá dầu Brent cũng đi lên trong phiên 11/4 giữa bối cảnh sản lượng dầu mỏ tại khu vực Biển Bắc và Tây Phi đi xuống.

Đặc biệt, các chuyên gia phân tích cho rằng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng trung bình 1,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020, cho dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại.

Thông tin này đã giúp “trấn an” thị trường năng lượng vốn đang “điêu đứng” với tình trạng cung vượt cầu.

Ấn Độ đang trở thành "Trung Quốc mới".

Theo Bloomberg, khi Trung Quốc đang cố gắng thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào sản xuất, Ấn Độ lại dựa vào yếu tố này để thúc đẩy nền kinh tế. Cũng như Trung Quốc cách đây một thập niên, Ấn Độ hiện cố gắng bảo vệ nhu cầu năng lượng trong tương lai của họ bằng cách tích cực đầu tư vào sản xuất dầu thô trong lẫn ngoài nước.

“Nhu cầu năng lượng sẽ tự nhiên tăng trưởng trong một nền kinh tế đang phát triển và đặc biệt được nhấn mạnh khía cạnh sản xuất. Việc nhấn mạnh vào sản xuất và cơ sở hạ tầng đóng góp lớn vào triển vọng việc làm bên cạnh việc đem lại nhiều khoản đầu tư”, Chủ tịch B. Ashok của hãng lọc dầu lớn nhất Ấn Độ Indian Oil nói.

Ấn Độ có thể hưởng một lợi thế mà quốc gia Đông Á không có: giá cả. Trung Quốc “khát” các loại hàng hóa ở thời điểm mà dầu thô WTI có giá 147,27 USD/thùng vào năm 2008, trong khi Ấn Độ giờ đây cần dầu lúc giá đã giảm sâu hơn 50% kể từ mức giữa năm 2014. Đất nước Nam Á năm nay chi ít hơn 60 tỉ USD cho nhập khẩu dầu dù họ đang mua nhiều hơn 4% so với năm ngoái.

“Ngoài tác động tích cực từ dầu giá rẻ, sự thay đổi cơ cấu và định hướng chính sách đang diễn ra ở Ấn Độ sẽ giúp nước này “cất cánh” như Trung Quốc hồi cuối những năm 1990, khi mà nhu cầu dầu thô Trung Quốc ngang nhu cầu dầu thô Ấn Độ hiện tại”, chuyên gia phân tích dầu thô Amrita Sen thuộc hãng Energy Aspects ở London (Anh) nhận định.

Vào năm 1999, kích thước kinh tế Trung Quốc ít hơn 1/10 so với mức 10.000 tỉ USD hiện nay. 17 năm sau đó, Đại lục được thúc đẩy bởi đầu tư nước ngoài vào sản xuất, leo từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trong top các nền kinh tế lớn nhất.

Doanh số phương tiện giao thông và nhu cầu dầu thô tăng gấp ba lần kể từ đó và Trung Quốc được cho là sẽ vượt qua Mỹ, trở thành nước nhập khẩu “vàng đen” lớn nhất trong năm nay.

Ấn Độ dường như đang đi lại con đường của Trung Quốc khi nước này khởi động đà tăng trưởng. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á tiêu thụ 4 triệu thùng/ngày hồi năm ngoái, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và được dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản, trở thành nước sử dụng dầu lớn thứ ba thế giới trong năm nay. Ấn Độ sẽ là nước có mức tăng tiêu thụ dầu cao nhất từ nay đến năm 2040.

Chiến dịch “Make in India” mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xúc tiến nhằm tạo ra 100 triệu việc làm, tăng miếng bánh sản xuất trong nền kinh tế đến 25% vào năm 2020, là yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế Ấn Độ. Sản xuất tỷ lệ thuận với nhu cầu năng lượng, và lương bổng tăng cũng giúp người dân Ấn Độ mua kỷ lục 24 triệu chiếc xe trong năm 2015.

Sự trỗi dậy của Ấn Độ hiện ăn khớp với sự trở lại của Iran, nhà sản xuất lớn thứ nhì Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trước khi các lệnh trừng phạt quốc tế làm khó đầu ra sản xuất và đầu tư.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan sẽ dẫn đầu phái đoàn nước này đến Iran trong thời gian tới. Quốc gia Nam Á cũng đang làm việc với vùng Vịnh Ba Tư để phát triển cảng biển gần biên giới Iran - Pakistan.

Ấn Độ đầu tư 20 tỷ USD vào ngành năng lượng Iran

Ấn Độ có thể đầu tư tới 20 tỷ USD vào ngành công nghiệp năng lượng tại Iran và thúc đẩy nhập khẩu dầu mỏ từ các quốc gia vùng vịnh nếu nhận được các điều kiện ưu đãi, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết.

Các công ty Ấn Độ đang cân nhắc các cơ hội để mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dầu và khí đốt tự nhiên, cũng như xây dựng các khu chế xuất, lọc hóa dầu và mở rộng cảng biển, bao gồm cả dự án cụm công nghiệp mới tại Chabahar (Iran), ông Pradhan cho biết trong chuyến thăm tới Tehran.

Cả 2 quốc gia đã đồng ý với kế hoạch phát triển giếng dầu mới Farzad-B tại Iran và đang quyết định sẽ trao hợp đồng này cho tập đoàn nào tại Ấn Độ vào tháng 10 tới.

“Chúng tối đã nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ từ Iran ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nhập khẩu từ quốc gia này”, ông Pradhan cho biết. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Namdar Zanganeh, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 350.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran.

Iran đang tìm kiếm các nguồn đầu tư từ nước ngoài nhằm khôi phục lại lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ, khí đốt, lọc hóa dầu kể từ khi các lệnh cấm vận quốc tế bắt đầu được gỡ bỏ vào tháng 1/2016. Ấn Độ là 1 trong 6 quốc gia được tiến hành các giao dịch thương mại với Iran dưới thời kỳ Mỹ áp đặt các lệnh cấm vận lên quốc gia này.

Mặc dù vậy, những người mua dầu từ Iran vẫn chưa thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán bởi các lệnh cấm cản trở hoạt động chuyển tiền vào các quỹ và Mỹ đặt ra quy định không được sử dụng đồng USD để thanh toán tiền mua dầu mỏ từ Iran. Ông Pradhan cho biết, Ấn Độ sẽ sử dụng đồng euro để trả 6 tỷ USD tiền mua dầu đang nợ Iran.

Iran xuất khẩu hơn 350.000 thùng dầu mỗi ngày sang Ấn Độ

Phát biểu trong cuộc gặp với Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan ngày 9/4, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết quốc gia Hồi giáo này hiện xuất sang Ấn Độ khoảng 350.000 thùng dầu/ngày và hai bên hy vọng con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Trong cuộc gặp lần này, bộ trưởng dầu mỏ hai nước cũng ký kết một số thỏa thuận liên quan đến các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ, lĩnh vực hóa dầu và đầu tư phát triển một mỏ khí.

Bộ trưởng Pradhan nói rằng Ấn Độ sẵn sàng đầu tư 20 tỷ USD vào cảng Chabahar, một hải cảng quan trọng ở Đông Nam Iran, và khẳng định hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và Iran hiện không chỉ dừng lại ở các hợp đồng xuất khẩu dầu thô.

Trong khi đó, người đồng cấp Iran Zanganeh nói rằng các công ty Ấn Độ đang mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực nói trên tại nước này, song nhấn mạnh rằng việc đạt được các thỏa thuận cuối cùng là "một nhiệm vụ khó khăn và cần nhiều thời gian".

Tuần trước, giới truyền thông nhận định các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang nỗ lực tăng lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào quốc gia Trung Đông này được dỡ bỏ. Theo đó, quốc gia châu Á này hy vọng sẽ nhập khẩu từ Iran khoảng 400.000 thùng dầu/ngày trong năm tới.

Các nước vùng Vịnh sẽ vay đến 390 tỷ USD để bù cho giá dầu giảm

Các nước vùng Vịnh dự kiến sẽ phải vay khoảng từ 285 đến 390 tỷ USD từ nay cho tới năm 2020 để bù vào những khoản thâm hụt ngân sách do giá dầu xuống thấp.

Đây là đánh giá của Trung tâm tài chính Kuwait (Markaz) được đưa ra trong báo cáo công bố ngày 10/4.

Theo báo cáo này, 6 nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - vốn dựa nhiều vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ, dự kiến sẽ thâm hụt ngân sách 318 tỷ USD trong năm 2015 và 2016.

Bản thân các nước GCC cũng đã thừa nhận tổng thâm hụt ngân sách 160 tỷ USD trong năm 2015 so với mức thặng dự 220 tỷ USD của năm 2012.

Tình hình tài chính công của các nước này đã bị tác động mạnh kể từ khi giá dầu mất giá tới hơn 2/3 giá trị từ giữa năm 2014. Thu nhập từ dầu mỏ chiếm hơn 80% nguồn thu nhập ngân sách của các nước GCC trước khi giá dầu sụt giảm.

Báo cáo của Markaz cho rằng các nước GCC sẽ bù đắp thâm hụt ngân sách một phần thông qua vay mượn và phần còn lại lấy từ khoản dự trữ khổng lồ của họ.

Trong năm 2015, Saudi Arabia đã vay 25 tỷ USD từ các ngân hàng trong nước và sử dụng hơn 100 tỷ USD từ nguồn dự trữ tài chính lên tới 732 tỷ USD tính đến cuối năm 2014.

Theo Markaz, ngoại trừ Oman và Bahrain, các nước GCC có dự trữ tài chính lớn và mức nợ công thấp nên họ có thể tăng đáng kể nợ trong nước và quốc tế.

Trong một báo cáo trước đó vào tháng 2, Markaz dự báo nợ công của GCC sẽ tăng lên mức 59% Tổng sản phẩm nội khối (GDP) trong 5 năm tới, từ mức 30% vào cuối năm 2015.

Th.Long

Tổng hợp