Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tìm HLV trưởng cho Đội tuyển Bóng đá nam QG: Kẹt từ cơ chế hay nhận thức?

12:58 | 26/04/2012

552 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chỉ 1 tháng nữa, Đội tuyển Bóng đá nam QG sẽ tập trung đợt đầu tiên trong năm. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, các tuyển thủ QG vẫn chưa được hân hạnh biết mặt thầy huấn luyện mình là ai, từ đâu tới và chuyên môn cỡ nào. Điều nghe có vẻ... ngớ ngẩn ấy lại đang tồn tại như một thách thức, bất chấp người hâm mộ chân chính cứ sốt xình xịch bởi lo lắng thay cho cả ngành TDTT!?

Tổng cục gợi ý, VFF dám không tuân theo?

Thực ra, nói cả ngành TDTT là hơi quá, bởi trên thực tế phận sự trong chuyện này nằm gọn ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Bản thân Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cũng công khai tuyên bố, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của VFF nên Tổng cục sẽ không can thiệp. Tổng cục chỉ đưa ra… “quan điểm” là ủng hộ việc VFF đặt niềm tin nơi HLV nội thay vì tâm lý hướng ngoại lâu nay và đặc biệt HLV nội đó phải là HLV chuyên trách, toàn tâm toàn ý cho ĐTQG chứ không kiêm nhiệm ở cả CLB.

Không nhiều HLV và cầu thủ mặn mà với màu áo ĐTQG

Lý giải cho quan điểm trên, giải thích lãnh đạo Tổng cục tỏ ra cũng có lý. Có vẻ như công việc trên đội tuyển giờ không chỉ đơn giản là vài trận đấu cụ thể, mà kéo theo đó còn là kế hoạch hoạt động, huấn luyện, tìm kiếm xây dựng lực lượng từ các giải trẻ, rồi mục sở thị các V-League để làm dày thêm tuyến kế cận. Với khối lượng khổng lồ, nếu không chuyên trách rõ ràng HLV trưởng ĐTQG sẽ rất khó toàn tâm toàn ý cho công việc được trả lương tới 10.000USD/tháng. Bên cạnh đó, việc đề xuất VFF lựa chọn HLV nội chuyên trách còn được giải thích là để ngăn chặn tình trạng ưu ái cho cầu thủ của chính HLV đó tại CLB. Tư duy cũ kỹ “quân anh, quân tôi” từng giết chết rất nhiều thế hệ của đội tuyển, bởi nhiều cầu thủ thật sự tốt cảm thấy mình bị “ngược đãi” trước khi cáo ốm xin thôi tập trung. Hệ lụy là sức mạnh của đội bị suy giảm, thành tích sứt mẻ… nhưng rõ ràng đó là tiền lệ vô cùng xấu cho nghề nghiệp lao động đặc thù như vận động viên.

Những gợi ý của Tổng cục, nếu có lý cũng không thể đúng 100%, ít nhất đối với thực trạng của làng túc cầu nội địa. “Liệu cơm gắp mắm” – câu tục ngữ trên cần được ai đó trong trụ sở VFF kiến nghị lên Tổng cục TDTT, bởi có đốt đuốc giữa ban ngày cũng chẳng tìm đâu cho ra một HLV nội nào đủ “tầm” lại chịu chuyên trách vào thời điểm hiện tại. Nên nhớ những HLV được khoanh vùng đều đã và đang “nhận” được rất nhiều từ các ông bầu và NHM địa phương. Để họ đánh bạc với chính mình, dứt áo ra đi, phục vụ chuyên trách ĐTQG là điều gần như không tưởng.

Có một điểm mới trong việc chi trả lương cho HLV nội, đó là Tổng cục TDTT sẽ không hỗ trợ 50% như từng làm với các nhà cầm quân nước ngoài trước đây. Một vị lãnh đạo giấu tên cho hay, VFF có thể cân đối thu chị và tự quyết mức lương cho HLV trưởng ĐTQG. Tuy nhiên, trong trường hợp thuê HLV nội thì Tổng cục TDTT chỉ có thể hỗ trợ theo đúng chế độ Nhà nước, giống như đối với các HLV ĐTQG cầu lông, bóng bàn… Chỉ khi HLV trưởng ĐTQG là người nước ngoài thì Tổng cục TDTT mới hỗ trợ theo cơ chế khác, cao hơn, bởi lúc đó là mức thù lao trả cho chuyên gia. Vị quan chức trên cũng khẳng định, với tiềm lực của VFF (ĐTQG nhận được tài trợ của rất nhiều doanh nghiệp), tổ chức này hoàn toàn có thể tự lo được.

Những chuyện khó nói

Ai am hiểu và có quá trình dài theo dõi thời sự bóng đá nước nhà chắc đã quá chán kiểu làm ăn của Liên đoàn Bóng đá. Trong quá khứ, nguyên Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực từng nói một câu nổi tiếng, đầy thiện chí: “Mặt bằng cán bộ VFF thấp hơn mặt bằng chung xã hội!”. Tất nhiên, mặt bằng ở đây bao gồm cả nhận thức, kỹ năng quản trị lẫn khả năng đưa ra những bản kế hoạch dài hơi, có tầm nhìn. Bởi thế, việc kế hoạch của VFF có bị báo giới khai thác trước giờ G hay vì một lý do nào đó không thể giấu kín đến cùng cũng thể hiện bản lĩnh yếu kém của bộ máy VFF. Ông Mai Liêm Trực cầu thị và câu nói của ông chỉ có giá trị thật sự dành cho những ai… cầu thị đang làm bóng đá Việt Nam.

Trong những câu chuyện mà người viết trao đổi với các ứng viên Hữu Thắng, Huỳnh Đức và Thanh Hùng, có một sự thật là thu nhập không phải vấn đề với họ. Các HLV nhận lương cứng 50-70 triệu đồng từ “bầu”, cộng thêm tiền thưởng trên dưới 100 triệu đồng mỗi tháng, thu nhập của họ hiện tại là rất tốt so với mặt bằng chung xã hội và quan trọng là không kém mức thù lao 10.000USD VFF chìa ra. Về cái danh, một trong ba ứng viên (xin được giấu tên) thú nhận, họ đã thôi vồ vập, hết mặn mà với ĐTQG từ rất lâu rồi. Cái mác HLV ĐTQG không còn là cục nam châm với giới HLV nữa, chả ai dại gì mà “tham bát bỏ mâm”.

Tựu chung, HLV trưởng ĐTQG là một công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, nó chỉ khó trong bối cảnh nền bóng đá đó phát triển, tức là cầu thủ chuyên nghiệp, phân biệt rõ ràng trách nhiệm giữa quốc gia và CLB. Còn ở Việt Nam, nó còn bao gồm cả sự phức tạp, với nhiều rắc rối từ phòng thay đồ và quan hệ chằng chịt. “Mọi người cứ tưởng tượng mình quản lý một tập thể toàn sao, có vị trí trong xã hội và hết sức ngang tàng sẽ khó khăn thế nào. Bóng đá 2012 không còn nhiều sự hy sinh vì màu áo ĐTQG đâu”, vị HLV trên chia sẻ. “Nơi nào cầu thủ có quyền lợi thì họ sẽ phục vụ, đừng kỳ vọng các ngôi sao sẽ xả thân cho một người thầy xa lạ!”.

Hóa ra, cái cơ chế mà VFF dùng để điều hành, chính là lý do “nặn” nên tư duy hiện tại của bóng đá Việt Nam. Chỉ chọn HLV nội cũng là một ví dụ bất cập trong cái cơ chế đó. Cầu thủ tính một thì HLV phải tính mười. Đồng ý nếu Vô địch AFF Cup, tiếng tăm sẽ vang xa, tiền bạc cũng rủng rỉnh. Trò chơi bóng đá là thế. Chỉ tấm Huy chương Vàng mới quyết định được mọi việc, còn đã về Nhì, về Ba hay thậm chí loại từ vòng… gửi xe thì cũng bằng nhau hết. Đó là lý do vì sao chẳng HLV nào muốn nhận ĐTQG vào thời điểm hiện tại, bởi nó như canh bạc với sự nghiệp.

“Một tuyển thủ QG nhận 40-50 triệu đồng tiền thưởng cho một trận thắng ở CLB, họ sẽ chọn ai giữa đội nhà và ĐTQG? Quan chức VFF có biết hiện tại các tuyển thủ QG thích tập trung đội tuyển chỉ để được gặp anh em, bạn bè, để đi chơi và lấy cái “mác” tuyển thủ về mặc cả lương, thưởng với ông bầu ở CLB không? Tức là bản thân cầu thủ cũng đã chán làm việc với VFF rồi. Họ ra sân, khoác lên mình cái áo thi đấu (CLB hay ĐTQG) nào cũng được, miễn là thỏa cái niềm đam mê quần đùi áo số, vì cái nghiệp trót đeo đuổi”, ứng viên trên kết luận. “Thành tích không có, VFF đẩy HLV ra đường thì lúc đó cười trừ sao?”.

Có một chuyện kỳ lạ là chuyện Việt Nam chưa chọn được ai từ Hữu Thắng (SLNA), Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng) và Thanh Hùng (Hà Nội T&T) để đặt vào chiếc ghế nóng, cũng đến tai cả… nhà cái. Từ hồi tháng 3 (tức là câu chuyện VFF tìm HLV âm ỉ từ khá lâu – PV), nhà cái tiếng tăm ở châu Á là ibet888 từng ra kèo: Ai trong số ba HLV trên sẽ trở thành người dẫn dắt ĐTQG Việt Nam? Huỳnh Đức đứng đầu với tỉ lệ 1 ăn 1,9, Hữu Thắng là 2,4 và HLV Phan Thanh Hùng được xếp tỉ lệ 1 ăn 4. Tuy nhiên, chỉ được 3 đến 4 ngày, ibet888 cũng bỏ kèo này đi bởi không nhiều người quan tâm. Dù biết thông tin trên chỉ là tham khảo, nghe để đấy, nhưng ở khía cạnh nào đó nó cũng chứng tỏ một tồn tại của bóng đá Việt Nam: Đó là chẳng có gì khó lường, là bí mật quốc gia, nếu không muốn nói chúng ta thường xuyên vạch áo cho người xem lưng, tất tần tật từ chuyên môn đến hậu trường.

Tùng Kiên