Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tiếp cận lãi suất tốt từ ngân hàng, doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực

08:28 | 23/04/2012

432 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong giai đoạn 20002010, có khoảng 5,6 triệu việc làm mới được tạo ra bởi các doanh nghiệp tư nhân trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), 1,5 triệu việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại cắt giảm khoảng 300.000 lao động.

An toàn tiền gửi và an toàn đồng vốn là mối quan tâm của cả người dân lẫn ngân hàng

Số doanh nghiệp khó khăn tăng

Năm 2011, lượng DNNVV đạt hơn 500.000, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp (DN) với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 121 tỉ USD (chiếm trên 30% tổng số vốn các DN), hàng năm đóng góp hơn 40% cho GDP (nếu tính cả đóng góp của hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% GDP). Tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực trong tổng vốn đầu tư xã hội tăng dần từ 38% năm 2005 lên hơn 40% năm 2008, sau đó giảm còn 31% năm 2009, tương đương khoảng 708,5 tỉ đồng. Năm 2011, khu vực DNNVV đã đóng góp 33% sản lượng công nghiệp, 30% giá trị xuất khẩu cho đất nước.

Tuy nhiên, trong quý I/2012 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã có trên 2.200 DN đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 9.700 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Như vậy, số DN gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số DN đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.

Đối với Việt Nam hiện nay, vốn cho hoạt động của DN vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng mà trong bối cảnh thắt chặt tín dụng đồng nghĩa với việc thắt chặt nguồn vốn thì việc các DN phá sản là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, một trong những hậu quả của việc vay nợ quá nhiều là DN tạo ra lợi nhuận nhưng hầu hết số lợi nhuận đó đều được dùng để trả lãi ngân hàng. Ví dụ, tại Công ty Sông Đà Thăng Long, theo tính toán của Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, vào năm 2010, trong 10 đồng lợi nhuận trước lãi vay (EBIT) của DN này, có đến hơn 5 đồng được dùng để trả lãi ngân hàng với cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu hiện lên đến 13 lần.

Để đồng hành cùng các DNNVV tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều ngân hàng đã đưa ra các mức lãi suất và các gói sản phẩm ưu đãi dành cho DN. Cụ thể, OceanBank triển khai gói Sản phẩm tiền gửi thanh toán lãi suất tăng dần theo số dư, sản phẩm tiền gửi đầu tư tự động (Auto-Investment) và gói cước ưu đãi dành cho các khách hàng này.

Với sản phẩm tiền gửi thanh toán lãi suất tăng dần theo số dư, khách hàng không chỉ được sử dụng các dịch vụ đối với sản phẩm tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND thông thường mà còn được hưởng mức lãi suất tiền gửi bậc thang tương ứng với số dư cuối ngày theo nguyên tắc: số dư càng lớn lãi suất càng cao. Tiền lãi được tính dựa trên cơ sở tích số giữa số dư tài khoản thực tế cuối ngày giao dịch với lãi suất bậc thang tương ứng. OceanBank sẽ tự động trả lãi vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vào ngày 26 hàng tháng.

Cần thay đổi cách tiếp cận nguồn vốn

Sản phẩm tiền gửi đầu tư tự động Auto-Investment cho phép khách hàng đăng ký gửi tiền không kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất không kỳ hạn của OceanBank đối với số dư vượt số dư cần duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Cùng với 2 sản phẩm này khách hàng DNNVV nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện do OceanBank quy định sẽ được cho vay vốn thông thường và cho vay xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi, hấp dẫn. Ngoài ra trong gói chính sách ưu đãi này khách hàng còn được hưởng nhiều lợi ích khi mở mới tài khoản thanh toán hay đăng ký sử dụng các dịch vụ của OceanBank như dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tiền gửi thanh toán lãi suất tăng dần theo số dư, dịch vụ thanh toán quốc tế…

Tuy nhiên, theo Giám đốc Ban Vốn và Kinh doanh vốn của một NHTMCP cho rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các ngân hàng là bảo đảm an toàn cho đồng vốn. Có nghĩa vấn đề ở đây là phải cân bằng được rủi ro và lợi nhuận, tức là DN phải đạt được những tiêu chí như thế nào mới được cho vay và lãi suất sẽ tương ứng với mức độ rủi ro của các món vay, mức độ rủi ro của từng khách hàng. Nhiều khi lãi suất bị đẩy lên bởi phương án kinh doanh của DN còn nhiều vấn đề, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Lẽ đương nhiên là ngân hàng luôn mong muốn DN có chất lượng cao, sử dụng vốn hiệu quả, có khả năng trả được nợ gốc và lãi đầy đủ. Với những DN như vậy, tất nhiên lãi suất bao giờ cũng ở mức ưu đãi. Tuy nhiên, hiện những DN đạt được tiêu chuẩn đó tại Việt Nam rất ít, hầu hết là những DN không đạt chuẩn, nên ngân hàng buộc phải nâng lãi suất cho vay cao lên. Vì vậy, để lãi suất hạ thấp, bản thân các DN cũng cần “tự hoàn thiện” mình.

TS Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) nhấn mạnh: “DN cần thay đổi tư duy cách tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thay vì “làm sạch” báo cáo tài chính, cần phải có dự án khả thi, kế hoạch thu hồi vốn cùng khả năng trả nợ ngân hàng. DN đừng nghĩ rằng ngân hàng bằng mọi giá phải giúp DN cho dù DN đó có đang làm ăn thua lỗ”.

Kiên quyết xử lý các thủ đoạn vượt trần lãi suất
Trước buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về hạ lãi suất cơ bản vừa qua tại Hà Nội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, vẫn còn ngân hàng lách trần lãi suất với thủ đoạn hết sức tinh vi và không dễ phát hiện. Vượt trần lãi suất thực chất là cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Để ngăn ngừa tình trạng này, thời gian qua, lực lượng thanh tra giám sát ngân hàng đã làm rất quyết liệt, thường xuyên theo dõi tình hình trên địa bàn. NHNN sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thanh tra, kiểm tra từ đường dây nóng. Những tổ chức tín dụng (TCTD) cố tình lách trần lãi suất huy động sẽ bị xử lý nghiêm minh; thậm chí xử lý cá nhân ở mức cao nhất là buộc thôi việc hoặc xử lý theo pháp luật; đặc biệt có thể hạn chế mở chi nhánh, phòng giao dịch…. Thống đốc cho rằng: Quy định trần lãi suất là mệnh lệnh hành chính, khác với biện pháp kinh tế. Mục tiêu của NHNN là phải có đủ chế tài mạnh để phát huy được biện pháp hành chính trong quản lý, điều hành. Bởi vậy, cùng với lực lượng thanh tra giám sát, các tổ chức tín dụng phải tự giám sát lẫn nhau và NHNN sẽ kiên quyết xử lý tất cả trường hợp vi phạm. Việc đặt trần lãi suất chính, đưa về một mặt bằng chung buộc các tổ chức tín dụng phải vì lợi ích của mình mà chấp hành nghiêm.Trước đây, một số ngân hàng sợ mất thanh khoản nên lách trần, phải huy động tiền gửi bằng mọi giá để tránh không bị giảm thị phần trên thị trường. Tuy nhiên, với phương thức điều hành cung ứng tiền của NHNN như hiện nay, lãi suất trong hệ thống liên ngân hàng ổn định ở mức thấp thì các TCTD không thể kéo dài tình trạng lách trần huy động được. “Nếu tiếp tục huy động tiền gửi với lãi suất cao thì sẽ lỗ lớn nên buộc các TCTD phải chấp hành trần lãi suất. Trong thời gian tới, nếu diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất và tín dụng tiếp tục ổn định theo hướng tích cực thì việc xem xét bỏ trần lãi suất là hiện hữu”, Thống đốc cho biết.

An Thu