Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thúc đẩy đầu tư công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao

06:31 | 17/04/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao chưa phát triển mạnh là trở ngại lớn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia, phấn đấu tới năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Theo sự chỉ đạo của UBND TP HCM, ngày 16/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) đã phối hợp với Khu Công nghệ cao thành phố tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao 2013, nhằm xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao ở ba lĩnh vực: vi điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, năng lượng mới, vật liệu mới.

Công nghiệp công nghệ cao của nước ta vẫn chưa phát triển mạnh

Ông Lê Dương Quang – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong giá trị sản phẩm công nghệ cao và góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, các ngành công nghệ cao của nước ta vẫn chưa phát triển mạnh được mà nguyên nhân xuất phát từ việc phát triển không đồng bộ công nghiệp hỗ trợ. Vì không phát triển công nghiệp hỗ trợ thì không thể có công nghiệp chế tạo lớn mạnh.

Cụ thể, hiện nay công nghệ vật liệu mới đã có thành tựu nhất định trong các lĩnh vực: composit, vật liệu từ, ống nano carbon… Một số đơn vị như Viện Công nghệ vật liệu, Viện Cơ học ứng dụng TP HCM đã có các sản phẩm vật liệu mới ứng dụng trong các ngành: đường sắt, ô tô, đóng tàu, xây dựng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất mới dừng ở đặt hàng đơn chiếc, có rất ít đơn vị sản xuất vật liệu mới với quy mô lớn. Ngoài ra, hầu hết các công nghệ, dây chuyền sản xuất sản phẩm vật liệu mới của nước ta đều được nhập khẩu. Các nghiên cứu chỉ dừng ở mức thí nghiệm, chưa có sản xuất hàng loạt.

Công nghiệp sản xuất thiết bị tự động hóa, trong những năm qua cũng hoạt động rất sôi động, các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, năng lượng, hóa chất, khai khoáng, chế biến nông - lâm - thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,... đều được đẩy mạnh đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh. Dù vậy, số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới rất ít, nếu có thường ở lĩnh vực phân phối và kinh doanh các sản phẩm tự động hóa truyền thống; hoặc thực hiện các giải pháp ứng dụng tự động hóa đơn giản với quy mô nhỏ, giá trị gia tăng thấp, chưa tiếp cận với phân khúc thị trường có giá trị gia tăng cao như: sản xuất, tích hợp hệ thống, cung cấp các giải pháp ứng dụng tự động hóa ở quy mô lớn, phức tạp.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao ở nước ta Quốc hội đã ban hành nhiều giải pháp khuyến khích phát triển: ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế, áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.

Ngoài những chính sách trên, Nhà nước còn có cơ chế linh hoạt, dành ngân sách và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện các chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

TP HCM cũng xác định rằng, để đạt được mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2015, nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp lên 42% GDP, gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 30% tổng GDP vào năm 2015 thì việc phát triển công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là then chốt để đạt được mục tiêu trên.

Mai Phương