Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bình Định:

Thử nghiệm trồng nho ngoại, ông thợ gặt nhận kết quả bất ngờ

11:00 | 19/09/2023

160 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chẳng phải ở vùng đất Ninh Thuận hay Tây Ninh đầy nắng gió, ngay ven sông Lại Giang (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) có 1 vườn nho phát triển xanh tốt, cho quả sum suê, thu hút nhiều người đến tham quan.
Lão nông liều Lão nông liều "chơi lớn", nắm cơ may đổi đời ở tuổi 60
Nông dân đổi đời nhờ... rơm rạNông dân đổi đời nhờ... rơm rạ
Người dân Gia Lai Người dân Gia Lai "bỏ túi" hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng dưa lưới
"Phất lên" trông thấy với loài cần thủ khoái săn
Nông dân thu 50 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ổiNông dân thu 50 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ổi

Chủ vườn nho là ông Phùng Bá Thân (57 tuổi, phường Hoài Ðức, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), người đầu tiên ở thị xã trồng thành công nhiều giống nho nhập ngoại, trong đó có giống hạ đen, mở ra triển vọng mới trên vùng đất ven sông Lại Giang.

Vườn nho của gia đình ông Thân thu hút nhiều người đến tham quan, chụp hình kỷ niệm (Ảnh: Bảo Sương).
Vườn nho của gia đình ông Thân thu hút nhiều người đến tham quan, chụp hình kỷ niệm (Ảnh: Bảo Sương).

Ông chủ vườn nho kể trước năm 2019, ông sở hữu 8 máy gặt. Quanh năm suốt tháng, ông và đội thợ đi khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam gặt lúa thuê. Một lần đến Bắc Giang, ông ấn tượng với trang trại trồng nho thực nghiệm rất quy mô của Đại học Nông lâm Bắc Giang.

"Những chùm nho treo lủng lẳng, quả chín mọng khiến "máu" nhà nông trong tôi trỗi dậy. Sau khi tìm hiểu, tôi nghĩ có thể làm được vườn cây tương tự nên ấp ủ ý tưởng trồng nho", ông Thân nói.

Ông Phùng Bá Thân là người đầu tiên đưa nhiều giống nho nhập ngoại trồng ra quả sum suê ngay ở mảnh đất Hoài Nhơn (Ảnh: Bảo Sương).
Ông Phùng Bá Thân là người đầu tiên đưa nhiều giống nho nhập ngoại trồng ra quả sum suê ngay ở mảnh đất Hoài Nhơn (Ảnh: Bảo Sương).

Ít năm trước, nhận thấy dịch vụ gặt thuê đã bão hòa, ông Thân bán toàn bộ máy gặt rồi quyết định đầu tư trồng nho. Trước khi chuyển hướng, ông vào Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận, tìm hiểu các giống nho, tham quan các nhà vườn.

Tuy nhiên, các giống nho ở Ninh Thuận chỉ thích hợp với vùng đất cát, việc trồng chăm sóc theo một quy trình riêng nên không thể đưa các giống nho Ninh Thuận về trồng ở Bình Định.

Đến tháng 10/2021, ông Thân trở lại Trại thực nghiệm của Đại học Nông lâm Bắc Giang, nhận chuyển giao kỹ thuật và mua 340 cây nho giống. Trong đó, có 280 gốc hạ đen, còn lại là các giống mẫu đơn, ngón tay đỏ, hồng ngọc với giá 350.000 - 380.000 đồng/cây về trồng trên diện tích 0,4 ha vườn nhà.

Vườn nho cho quả sai lúc lỉu (Ảnh: Bảo Sương).
Vườn nho cho quả sai lúc lỉu (Ảnh: Bảo Sương).

Ông Thân chia sẻ nho là giống "khó tính", để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt trên vùng đất ven sông Lại Giang không hề đơn giản. Việc chăm sóc rất kỹ lưỡng, khi nho bước vào thời kỳ kết trái phải thường xuyên theo dõi, cắt tỉa đúng kỹ thuật.

Để có được vườn nho phát triển đồng đều, gốc nho bụ bẫm, hạn chế cây bị ngã đổ trong mùa mưa bão, ông Thân đầu tư gần 400 triệu đồng để san gạt mặt bằng có độ nghiêng nhẹ, đảm bảo thoát nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

"Tôi làm hệ thống mái vòm bằng nhựa PE, đảm bảo cân đối đủ lượng nắng cần thiết, ngăn được nước mưa, sương muối để chống cháy lá non. Mỗi gốc nho đều được tưới, bón phân bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động đảm bảo độ ẩm thích hợp", ông Thân cho hay.

Cây nho nói chung yêu cầu cao về độ ẩm nhưng lại "dị ứng" với ngập úng. Vì vậy, chủ vườn nâng luống trồng cao hơn mặt bằng xung quanh khoảng 0,5m. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, cây nho có thể cho trái liên tục trong 15 - 20 năm.

"Từ tháng 6 đến nay, trong vụ trái chín đầu tiên, những chùm nho hạ đen, mẫu đơn, ngón tay đỏ thu hút rất nhiều người đến tham quan. Mọi người đến đây đều rất bất ngờ vì lần đầu tiên tận thấy một vườn nho ngay tại Hoài Nhơn", ông Thân phấn khởi.

Thành công từ vụ nho này, ông rút kinh nghiệm, điều chỉnh kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Từ nay đến cuối năm, ông tập trung nguồn lực đầu tư, chăm sóc cắt tỉa, điều tiết sinh trưởng để nho cho trái và chín đều đúng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ông Thân đang cắt tỉa ngọn để chuẩn bị cho vụ nho thu hoạch dịp cuối năm (Ảnh: Bảo Sương).
Ông Thân đang cắt tỉa ngọn để chuẩn bị cho vụ nho thu hoạch dịp cuối năm (Ảnh: Bảo Sương).

Ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hoài Đức, đánh giá dù kết quả mới chỉ là bước đầu, nhưng rõ ràng vườn nho của ông Phùng Bá Thân đã gợi ra một hướng đi mới khá thú vị. Ông Thân là người đầu tiên đưa các giống nho về trồng thành công trên vùng đất ven sông Lại Giang.

Tới đây, nếu vườn nho đạt sản lượng tốt, địa phương sẽ đàm phán để ông Thân cho phép nhiều người đến tham quan học hỏi, chuyển giao kỹ thuật trồng nho. Đồng thời, khuyến khích những hộ có điều kiện, nhất là những hộ ở ven sông Lại Giang, đầu tư trồng nho theo hướng phát triển mô hình nông nghiệp xanh, bền vững, nâng cao thu nhập, giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác.

Theo Dân trí