Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thổ Nhĩ Kỳ lao vào đường hầm không lối thoát

07:00 | 28/02/2016

4,480 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được coi là một trụ cột của NATO, một ứng cử viên tiềm năng vào EU, đang trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Vì sao một đất nước từng được coi là vững bước trên con đường dân chủ và có nền kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ trong thập niên đầu của thế kỷ 21 lại đột ngột rơi vào khủng hoảng, thậm chí bên bờ vực tan vỡ, vô cùng nhanh chóng như vậy?

Trong bài “Thổ Nhĩ Kỳ trong cơn hỗn loạn” đăng trên Le Monde (16/10), tác giả Alain Frachon, chuyên về Trung Đông, chỉ ra có hai yếu tố chính giải thích quá trình trượt vào vòng xoáy khủng hoảng không lối thoát của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ nhất là “sự lạc hướng đi theo con đường độc đoán của ông Erdogan”, nguyên thủ tướng và đương kim tổng thống đầy uy quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Và hai là “cách thức mà Erdogan đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ can dự vào cuộc chiến tại Syria”.

Sau khi giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào tháng 11/2015 do thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 6/2015, với sự trỗi dậy của đảng cánh tả ôn hòa thân Kurdistan HDP, đảng AKP (đảng Công Lý và Phát Triển) của Tổng thống Erdogan đã giành lại được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nhiều nhà quan sát cho rằng chính quyền Erdogan vẫn tiếp tục đi hết từ bế tắc này đến bế tắc khác, và dường như đã đánh mất khả năng hành động nhất quán trong nhiều lĩnh vực.

tho nhi ky truot vao vong xoay khung hoang khong loi thoat
Tổng thống Erdogan

Trong cuốn sách “Nước Thổ Nhĩ Kỳ mới của Erdogan. Từ giấc mơ dân chủ đến sự lạc hướng độc tài”, Ahmed Insel, nhà chính trị học người Pháp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh đến bước ngoặt cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, khi đảng AKP của ông Erdogan cầm quyền từ năm 2002, quay lưng lại với khát vọng dân chủ hóa, từng khiến cho đảng này nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, để khuyến khích xu thế độc tôn hệ phái Hồi giáo Sunni, văn hóa Thổ, phục dựng các truyền thống thời đế chế, với tham vọng xây dựng thành công một nước Thổ Nhĩ Kỳ mới, mà trong đó nhà lãnh đạo Tayyip Erdogan được tôn vinh như là “Người Cha” của dân tộc.

 Theo Ahmed Insel, từ năm 2007, Tayyip Erdogan và đảng bảo thủ cầm quyền đã bị lóa mắt bởi ảo tưởng sức mạnh, bởi tham vọng trở nên vĩ đại.  

Vào những năm 2010 – 2011, Thổ Nhĩ Kỳ ở vào giai đoạn đỉnh cao trên trường quốc tế, kể từ đó bắt đầu xuất hiện một xu hướng ý thức hệ mới. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ không cần đến một châu Âu già nua.

Trong chương cuối của cuốn sách, Ahmed Insel dẫn lại tham vọng trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ, qua tuyên bố của ngoại trưởng nước này hồi đầu thập niên 2010: “Trở thành một quốc gia được thế giới lắng nghe, chứ không phải là một quốc gia buộc phải nghe lời các nước lớn trên thế giới”. Khát vọng có thể là chính đáng, nhưng bằng con đường nào Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt mục tiêu?

Phần nào để thay cho dự án hội nhập vào châu Âu bị chững lại – do nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài – chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đưa đất nước trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2023, tức vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập chế độ Cộng hòa. Ông Erdogan khẳng định quyết tâm đưa GDP quốc gia tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011, tức một tỉ lệ tăng trưởng trung bình gần 10%/năm ! Nhiều dự án vĩ đại được khởi công để cho thấy dấu ấn của đảng cầm quyền.

Đối với chính quyền Erdogan, nước Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại mới sẽ là sự tiếp nối huy hoàng của nền văn minh đế chế Thổ-Ottoman ngàn năm. Tại Đại hội của đảng AKP năm 2012, ông Erdogan đã đặt ra các mục tiêu phấn đấu cho nước Thổ vào năm 2071, tức dịp kỷ niệm 1.000 năm ngày người Thổ đánh bại người Đông La Mã tại xứ Anatolia - khu vực trung tâm của nước Thổ hiện đại. Đến năm 2013, trong thời gian tranh cử địa phương, cái mốc 2053 lại được đảng của ông Erdogan đề ra như một mục tiêu trung gian. 2053 là kỷ niệm 600 năm ngày người Thổ chiếm được thành phố Constantinople từ tay đế chế Đông La Mã. Ahmed Insel nhận xét: “2023, 2053, 2071 là ba thời điểm cho phép đảng AKP in được dấu ấn vào một dòng chảy lịch sử rất dài và với mục tiêu khôi phục thời hoàng kim của nền văn minh (Thổ), mà ở đó giai đoạn nền Cộng hòa do nhà lãnh đạo Mustafa Kemal lập nên chỉ là một khúc quanh nhỏ”.

Gột bỏ dần dần di sản dân chủ, cộng hòa, thế tục của chế độ do Mustafa Kemal sáng lập, lãnh đạo đảng AKP, ông Tayyip Erdogan, muốn khẳng định không chỉ như một người hùng mới, mà còn sẵn sàng chuẩn bị thế chỗ của người sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thường được tôn vinh với danh xưng huyền thoại Ataturk (Người Cha của nước Thổ). Nếu như tên tuổi của Ataturk gắn với thủ đô Ankara, ông Erdogan muốn đồng nhất mình với Istanbul, thủ phủ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại thành phố này, ông Erdogan cho xây dựng một thánh đường Hồi giáo khổng lồ, có thể sẽ mang tên ông.

Bài diễn văn nhậm chức tổng thống năm 2014 của Tayyip Erdogan để lại một ấn tượng: Lãnh đạo đảng AKP không chỉ là người đứng đầu đất nước, mà còn là một đấng quân vương của xứ sở này.

Tác giả Ahmed Insel lý giải về sự chuyển hướng độc tài của nhà lãnh đạo Erdogan: “Trên thực tế, có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi ông ta tỏ ra là người đóng vai trò đoàn kết rất giỏi. Vai trò của Tayyip Erdogan đã được đánh giá cao. Tại châu Âu cũng như trong công luận quốc tế, Erdogan từng được coi là một hình tượng gần như là mẫu mực cho các quốc gia Hồi giáo. Điều này không hoàn toàn là sai. Ông Erdogan đã tiến hành những thay đổi dân chủ thực sự, chuẩn bị cho việc gia nhập EU, trong khi vẫn là một người theo quan điểm bảo thủ, chủ trương một chính sách kinh tế tân tự do, hướng về thị trường. Tóm lại, ông là một người cánh hữu dân chủ, dù ta có thể phê phán, nhưng vẫn là một người dân chủ. Tuy nhiên, kể từ những năm 2007-2008, sau khi loại trừ những người sáng lập đảng, nhóm lãnh đạo đảng cầm quyền, Erdogan còn lại một mình, cô độc.

Tuy nhiên, việc giành chiến thắng trong ba kỳ bầu cử liên tiếp, với kết quả mỗi lần một tỷ lệ cao hơn, trong không khí uy tín dâng cao như vậy Erdogan đã bị say men chiến thắng”. 

Trong phần kết luận cuốn sách, nhà chính trị học nhận xét, “trong sự lạc hướng độc tài của đảng AKP, khó mà tách bạch được ra những gì gắn với các quan niệm truyền thống của Hồi giáo chính trị Thổ Nhĩ Kỳ nói chung với những gì thuộc về nhân cách của ông Erdogan, tính khí, văn hóa chính trị của cá nhân ông. Nhưng chắc chắn là cách nhìn thế giới của Erdogan, đặc biệt với mặc cảm về một bản sắc bị tổn thương, do bị loại trừ, bị đàn áp (tình cảm thực sự hoặc chỉ là giả tưởng), khí chất dễ nổi nóng, dễ phản ứng mạnh, không chấp nhận phê bình, đồng thời rất chuộng việc giao giảng luân lý, tất cả những điều đó đã có vai trò rất nhiều trong việc làm gia tăng xu hướng độc đoán” của chính quyền AKP.

 Kể từ đầu những năm 2010, đảng AKP “không chỉ loại trừ các biểu hiện phương Tây, chủ nghĩa quốc gia, thế tục ra khỏi chủ thuyết về nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, (…) mà thậm chí còn xa rời cả tinh thần bảo thủ của cánh hữu Thổ Nhĩ Kỳ, để đầu tư vào một dự án khôi phục lại nền văn minh dân tộc – Hồi giáo lâu đời”. Xu thế này đã ngăn không cho AKP trở thành một đảng dân chủ Hồi giáo – tương tự như các đảng chính trị Thiên Chúa Giáo thế tục phương Tây.

Đi xa hơn nữa, Ahmed Insel lột tả một động lực khác, tạo cơ sở cho nền độc tài Erdogan, đó là “một mặc cảm thua cuộc sâu xa” của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, một tình cảm rất phổ biến trong xã hội, nhưng không được bày tỏ đầy đủ. Mặc cảm bị phương Tây đe dọa, người Kurdistan đe dọa, xung đột lịch sử với người Armenia, về chế độ thế tục độc tài trước đây, khi người theo Hồi giáo bị khinh thị… Lãnh đạo AKP Tayyip Erdogan đã rất khôn khéo khai thác tâm lý phục thù có mặt trong nhiều tầng lớp xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Lối thoát nào cho Thổ Nhĩ Kỳ trong xu hướng chính quyền ngày càng trở nên độc đoán và mù quáng hiện nay? Tác giả cuốn “Nước Thổ Nhĩ Kỳ mới của Erdogan” để ngỏ một cánh cửa hy vọng, với giả định: “Sự thống trị của đảng AKP có thể sẽ là một chương cuối cùng của truyền thống độc đoán lâu đời của Thổ Nhĩ Kỳ (…). Liệu một lực lượng chính trị dân chủ mới - được giải thoát khỏi các níu kéo của lịch sử, có thể dẫn dắt được những mong đợi dân chủ của người Hồi giáo, cũng như của người thế tục – sẽ xuất hiện và sẵn sàng thay thế AKP”, một khi đảng này đã “tát cạn hết niềm tin của quần chúng Hồi giáo đông đảo và giới trung lưu?”.

tho nhi ky truot vao vong xoay khung hoang khong loi thoat

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ bị cả thế giới tẩy chay?

Đồng minh đâu sau lưng, láng giềng xua đuổi, kẻ thù ngày càng nhiều, nội bộ đất nước lục đục... Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang bị cô lập trên thế giới. Tất cả là vì đâu?

tho nhi ky truot vao vong xoay khung hoang khong loi thoat

Mỹ lại khiến Thổ Nhĩ Kỳ “trào máu họng”

Việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công phiến quân người Kurd được Mỹ hỗ trợ tại Syria đã làm rạn nứt quan hệ giữa Washington và Ankara trong thời gian qua. Chuyến thăm hỏi của đặc sứ Mỹ tới vùng của người Kurd lại càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ “trào máu”.

H.Phan

Theo AFP. AP, Reuters, RIA Novosti