Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo các tập đoàn dầu khí nước ngoài
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan |
Trong một bài phát biểu tại lễ tiếp nhận một tàu chiến mới, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Đông Địa Trung Hải mà không bàn thảo với Ankara là "không thể chấp nhận".
Thông báo của Ankara được đưa ra hơn một tháng sau khi Chính phủ Cộng hòa Síp đã mời các tập đoàn năng lượng Total, Eni và ExxonMobil đấu thầu thăm dò một lô khí mới ngoài khơi nước này.
Theo thông báo mời thầu ngày 3/10/2018, Síp cho biết các công ty dầu mỏ trên đã có giấy phép thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Síp (EEZ) sẽ có một tháng để gửi dự thầu lô số 7. Quyết định mời thầu của chính phủ Síp là do "đặc điểm địa chất rất đặc biệt" của lô 7, tiếp giáp với lô 6, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Síp, George Lakkotrypis cho biết.
Vào tháng 2/2018, Eni và Total thông báo họ đã phát hiện ra trữ lượng khí ngầm đáng kể trong lô 6, phía tây nam của đảo Síp.
Cộng hòa Síp có tham vọng trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn ở Đông Địa Trung Hải và xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và châu Á vào năm 2022. Nhưng để làm được điều đó, Síp cần phải tìm thêm trữ lượng khí đốt.
Ngoài ra, thăm dò khí trong vùng đặc quyền kinh tế đã gây ra căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này kêu gọi đình chỉ mọi hoạt động thăm dò khí cho đến khi hai bên tìm được một giải pháp phân chia vùng lãnh hải. Tuy nhiên, các nhà chức trách Síp vẫn tiếp tục khuyến khích việc thăm dò các nguồn năng lượng.
Vào tháng 9 vừa qua, chính phủ Síp đã ký một thỏa thuận với Ai Cập để xây dựng đường ống dẫn dầu ngầm dưới biển đầu tiên mang khí thiên nhiên từ Síp vượt Địa Trung Hải đến Ai Cập trước khi tái xuất sang châu Âu.
Những tranh chấp chủ quyền giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Síp, một thành viên của Liên minh châu Âu, bắt nguồn từ năm 1974.
“Chiến dịch Hòa bình Síp” là một cuộc xâm lược quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở đảo Síp, được tiến hành vào ngày 20/7/1974, sau cuộc đảo chính Síp vào ngày 15/7/1974. Cuộc đảo chính đã được lệnh của Hội đồng quân đội ở Hy Lạp và do Cảnh sát Quốc gia Síp tổ chức. Cuộc đảo chính đã lật đổ Tổng thống người Síp, Tổng giám mục Makarios III và đã đưa Makarios III và đưa người ủng hộ Enosis Nikos Sampson lên thay. Mục đích của cuộc đảo chính là Hy Lạp sáp nhập hòn đảo này và Cộng hòa Síp Hy Lạp được tuyên bố.
Vào tháng 7/1974, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm và chiếm 3% hòn đảo trước khi ngừng bắn được tuyên bố. Chính quyền quân sự thân Hy Lạp bị thất thủ và được thay thế bằng một chính phủ dân chủ. Vào tháng 8/1974, một cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến việc chiếm khoảng 40% hòn đảo. Cuộc ngừng bắn từ tháng 8/1974 trở thành Khu vực đệm của Liên Hợp Quốc tại Síp và thường được gọi là Tuyến Xanh.
Khoảng 150.000 người (chiếm hơn ¼ tổng dân số Síp, và 1/3 dân số người gốc Hy Lạp) bị trục xuất khỏi vùng phía bắc của hòn đảo, nơi người Síp gốc Hy Lạp chiếm 80% dân số. Một năm sau đó vào năm 1975, khoảng 60.000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 1/2 dân số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị di từ nam vào bắc. Cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc trong việc phân chia Síp dọc theo Tuyến Xanh của Liên Hiệp Quốc, khu vực này vẫn còn phân chia Síp và thành lập chính quyền Síp Thổ Nhĩ Kỳ tự trị thực tế ở phía Bắc. Năm 1983, Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (TRNC) tuyên bố độc lập, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận quốc gia này. Cộng đồng quốc tế xem lãnh thổ của TRNC như lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Cộng hòa Síp. Việc chiếm đóng này được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, dẫn đến chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ Liên minh châu Âu do Síp đã trở thành thành viên của Liên minh này.
Nhà báo Arab Saudi bị giết: Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc cấp cao nhất chính quyền Arab Saudi ra lệnh |
Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch tấn công lực lượng YPG ở Syria |
Italia tham gia “sân chơi” Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ? |
Th.Long
AFP
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng
-
Tháng 10: EVN cung ứng đủ điện và khẩn trương khắc phục hậu quả bão Trà Mi
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
-
PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi