Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thích đề xuất

08:37 | 22/09/2011

472 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ý tưởng bắt người lái xe phải có thêm phiếu kiểm soát lái xe (KSLX) ngoài bằng lái vừa qua của lực lượng Công an quả là một thông tin khiến người dân thở dài.

Điều đầu tiên có thể thấy được ngay trong đề xuất này chính là sự lãng phí. Theo thống kê của ngành Giao thông Vận tải, cả nước hiện có 30 triệu giấy phép lái xe được cấp. Như vậy, nếu người lái xe buộc phải có thêm phiếu KSLX thì Nhà nước phải tốn kém thêm hàng chục tỉ đồng để thiết kế, in ấn cho bằng lái “con” này. Đó là chưa kể đến việc bộ máy phục vụ cho công tác quản lý, cấp phát và kiểm soát. Rõ ràng việc chia sẻ nhân lực cho công việc hành chính được đẻ thêm ra là một sự lãng phí chi tiêu công.

CSGT lập biên bản một trường hợp lái xe taxi vi phạm Luật Giao thông

Hóa ra phiếu KSLX song song với bằng lái đã từng tồn tại trước những đổi mới. Tuy nhiên, kể từ năm 1992, hình thức này đã được bãi bỏ như là một trong những hành động nhằm cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà cho người dân. Đến năm 2000, vấn đề phiếu KSLX đã lại được đặt ra tại các buổi họp giữa Bộ Công an, Bộ GTVT, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, qua phân tích, các cơ quan cho rằng phương án không khả thi và vấn đề đã xếp lại. Thế mà bây giờ lại được tái đề xuất thủ tục được chứng minh là hoàn toàn không cần thiết. Hiển nhiên động thái này được nhiều người đánh giá như một cách giết thời gian của các nhà quản lý theo kiểu trộn đậu xanh với đậu đen để ngồi nhặt. Một ý tưởng đi ngược với xu hướng thời đại đã được thời gian đủ dài để chứng minh tính phi lý và chắc chắn sẽ gây ra sự lãng phí không chỉ thời gian và tiền bạc của người dân mà còn tạo ra nỗi ức chế đối với xã hội. Mặc dù vậy, đề xuất kỳ quái này đã được nhắc đi nhắc lại trong suốt hàng chục năm qua, một sự kiên trì đáng ngạc nhiên!

Cũng cần nói rõ thêm về công dụng của phiếu KSLX là trong quá trình tham gia giao thông, CSGT phát hiện người lái xe vi phạm thì ghi vào phiếu KSLX, đồng thời thu giữ tờ phiếu đó để quản lý người lái xe vi phạm nhằm theo dõi giáo dục. Khi đã bị thu giữ hết 3 tờ phiếu ghi vi phạm luật lệ giao thông trong phiếu KSLX, người lái xe phải đến phòng CSGT để xin lại. Ngược lại, CSGT cũng sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để cấp lại hoặc xử lý thu hồi có thời hạn hoặc không có thời hạn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của người lái xe. Tuy nhiên, nhiều ngành chức năng đã chứng minh từ hơn một thập niên qua rằng, đây là thủ tục không cần thiết, thiếu khả thi, lãng phí, gây nhiều phiền toái.

Không chỉ có đề xuất về phiếu KSLX, những năm qua từng có hàng loạt những đề xuất nhằm giảm ùn tắc giao thông liên tục ra đời. Đó là ôtô, xe máy lưu thông theo biển số chẵn, lẻ; cấm đăng ký xe máy tại các quận nội thành; gần đây là ý tưởng cấm xe máy lưu thông ở một số thành phố lớn… Phải thừa nhận rằng, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học để ngăn chặn sự gia tăng của TNGT, giảm tải kẹt xe, ô nhiễm môi trường… vốn đang là vấn đề nhức nhối của cả xã hội là điều hết sức cần thiết, đáng làm. Tuy nhiên, đề xuất và nghiên cứu các giải pháp cũng là một hoạt động tiêu tốn thời gian và tiền bạc của Nhà nước, vì thế để tránh lãng phí đòi hỏi những đề xuất đó phải hết sức thiết thực, cần thiết và mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng.

Hơn một thập niên là thời gian đủ dài để nhận ra sự thiếu khả thi đến phi lý của ý tưởng ban hành phiếu KSLX hay gọi là bằng lái "con” cho người lái xe. Bởi vậy động cơ của sự kiên trì đề xuất phiếu KSLX chắc chắn không đến từ tư duy ấu trĩ của người đề xuất ý tưởng, nó phải đến từ một nhận thức cụ thể và rõ ràng. Cũng không có bất kỳ một nghiên cứu nào dự báo TNGT sẽ giảm khi có cái phiếu KSLX ấy. Những người được lợi với đề xuất này chỉ thuần túy là những người quản lý, cấp phát và xử phạt khi người lái xe bắt buộc phải có thêm một thứ giấy phép để hoạt động. Hầu như bộ, ngành, địa phương nào cũng đặt ra những “lệ” riêng với những quy định khắt khe hơn nếu so với quy định của luật, pháp lệnh để dễ “quản” và không loại trừ có cả lý do lợi ích cục bộ. Xem ra quan trường và dân tình trong trường hợp này không gặp nhau.

Và một khi nỗi ám ảnh quan trường đó vẫn còn tồn tại thì những đề xuất phi lý vẫn tiếp tục được đưa ra để dân tình ngao ngán.

Lê Vân