Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thí điểm tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm phục vụ thi công đường dây tải điện

09:08 | 24/02/2023

53 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 23/2/2023 về việc thí điểm cho phép tác động vào rừng tự nhiên để làm một số công trình tạm phục vụ thi công Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Thí điểm tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm phục vụ thi công đường dây tải điện
Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ.

Cụ thể, tại Nghị quyết trên, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thí điểm cho phép tác động vào rừng tự nhiên tại các xã: La Dêê, Chà Val, Tà Bhinh, Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam để làm các công trình tạm (đường công vụ và bãi tập kết vật liệu) phục vụ thi công các móng trụ của Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam).

Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát hồ sơ thiết kế, xác định chính xác địa điểm, quy mô xây dựng và thời gian tồn tại của công trình tạm, diện tích và hiện trạng rừng cần tác động để làm các công trình tạm (đường công vụ và bãi tập kết vật liệu) phục vụ thi công các móng trụ của Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ.

Phục hồi lại rừng ngay sau khi kết thúc dự án

UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt địa điểm, quy mô xây dựng và thời gian tồn tại của công trình tạm, phương án tác động và phục hồi rừng để thi công các công trình tạm trước khi triển khai Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ, đảm bảo diện tích và mức độ tác động vào rừng tự nhiên là thấp nhất, không tác động xấu đến môi trường rừng và đa dạng sinh học; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ về vị trí, diện tích rừng đề nghị tác động, đảm bảo thống nhất giữa hồ sơ và thực địa.

Đồng thời, tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm và phục hồi lại rừng ngay sau khi kết thúc dự án; quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản nhà nước, không để xảy ra việc lợi dụng để phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, điện lực, xây dựng, quản lý sử dụng tài sản công và các pháp luật liên quan.

Báo cáo kết quả việc thí điểm cho phép tác động vào rừng tự nhiên để làm các công trình tạm phục vụ thi công các móng trụ của Dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát thiết kế các công trình tạm, xác định chính xác nhu cầu sử dụng rừng tự nhiên để làm các công trình tạm (đường công vụ và bãi tập kết vật liệu) phục vụ thi công Dự án.

Lập hồ sơ về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm, diện tích và hiện trạng rừng cần phải tác động, phương án tác động và phục hồi rừng, gửi UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến diện tích rừng, đất rừng và môi trường xung quanh.

Đồng thời, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan; tuân thủ nghiêm quy định về xây dựng công trình tạm của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các quy định của pháp luật có liên quan.

Sau khi hoàn thành thi công các công trình tạm, phải phục hồi lại rừng, tổ chức bàn giao lại cho địa phương và chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Trong quá trình triển khai dự án, nếu có phát sinh vướng mắc liên quan đến các công trình khác (hạ tầng viễn thông, xây dựng...) thì kịp thời báo cáo cơ quan, cấp có thẩm quyền xem xét, phối hợp xử lý.

Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thí điểm tác động vào rừng tự nhiên và phục hồi lại rừng sau khi hoàn thành thi công các công trình tạm của Dự án; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo đảm không gây thất thoát, sử dụng rừng trái mục đích, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền; tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết.

Nghiên cứu, bổ sung quy định về tác động, sử dụng rừng để làm các công trình tạm phục vụ thi công các công trình, dự án trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, đảm bảo chặt chẽ, khả thi, đúng thẩm quyền, áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Giải phóng mặt bằng dự án truyền tải điện: Nhiều thách thức cần sự vào cuộc từ các bộ, ngành, địa phương

Giải phóng mặt bằng dự án truyền tải điện: Nhiều thách thức cần sự vào cuộc từ các bộ, ngành, địa phương

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành tốt công tác đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện, qua đó góp phần cùng Tập đoàn đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án truyền tải điện càng ngày càng khó khăn, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) vẫn là “bài toán” khó khăn nhất.

P.V