Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

THẾ GIỚI 24H: Hạm trưởng USS Lassen nói gì về chuyến tuần tra Biển Đông?

07:00 | 08/11/2015

4,001 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
10 ngày sau khi tàu khu trục hạm USS Lassen của Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, hôm qua chỉ huy trưởng USS Lassen đã có cuộc họp báo đầu tiên.
tin nhap 20151107230848
Hạm trưởng USS Lassen, Robert Francis

Tại cuộc họp báo, Robert Francis, chỉ huy trưởng khu trục hạm USS Lassen, cho biết khi chiến hạm do ông điều khiển hôm 27/10 đã tiến vào vùng biển chỉ cách một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây ở Biển Đông 11 km, một chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu của ông trong nhiều ngày đã cảnh báo đó là vùng biển của Trung Quốc và không ngớt đòi phía Mỹ cho biết ý định.

Ông Francis nói ông không hề cảm thấy bị đe dọa và các binh sĩ hải quân Mỹ thường xuyên gọi điện cho phía Trung Quốc để nói chuyện thân mật với nhau. Ông thuật lại một cuộc nói chuyện: “Này, thứ bảy này các anh làm gì. Tụi tôi ăn pizza và cánh gà. Còn các anh ăn gì? Chúng tôi cũng đang chuẩn bị mừng lễ Halloween”.

Ông cho biết lính Trung Quốc, nói tiếng Anh, đã kể chuyện về gia đình của họ và những nơi họ đã ghé qua, và trước khi ngưng bám theo tàu Mỹ, lính Trung Quốc đã chúc lính Mỹ “một hành trình tốt đẹp” và “hẹn gặp lại”.

Hạm trưởng Francis gọi đó là “một ngày bình thường như bao ngày khác ở Biển Đông”.

Chỉ huy khu trục hạm USS Lassen nói là ông ngạc nhiên về sự chú ý của truyền thông đối với sự kiện trên và ông cho rằng đó chỉ là một ngày hoạt động bình thường. Ông kể lại với các nhà báo: “Tôi nhận được điện thoại của mẹ tôi và bà hỏi: Này, con đang làm gì ở Trung Quốc đấy? Mẹ nghe nói con đang ở Trung Quốc. Tôi trả lời: Mẹ ơi, con không ở Trung Quốc, mọi việc tốt và con đang ở trên tàu”.

Mặc dù vậy, chuyến đi của khu trục hạm USS Lassen đã khiến Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc đối đầu gay gắt.

Bắc Kinh tố cáo Mỹ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chính quyền Washington đáp trả là tàu chiến Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động trong khu vực.

Theo giới quan sát, bất chấp căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, binh sĩ hải quân hai nước tuần tra ở vùng biển này chứng tỏ họ là những người chuyên môn, chỉ làm nhiệm vụ của mình.

Hộp đen cho thấy máy bay Nga bị đánh bom

Truyền thông Pháp cho biết hộp đen được tìm thấy trong xác một máy bay chở khách của Nga cho thấy một quả bom đã khiến chiếc máy bay nổ tung trên bầu trời Ai Cập vào tuần trước, giết chết tất cả 224 người trên đó.

Đài truyền hình France 2 và hãng tin AFP dẫn những nguồn tin nắm được tin tức từ cuộc điều tra cho biết như vậy.

Nguồn tin của AFP nói theo các nhà điều tra, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái cho thấy mọi thứ bình thường trên chiếc máy bay của hãng hàng không Metrojet của Nga.

24 phút sau khi cất cánh thì "bỗng nhiên không có gì" với một trong những ô ghi dữ liệu cho thấy một âm thanh lớn và sự chấm dứt một cách "bạo lực, đột ngột" là chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy một quả bom đã phát nổ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã cùng nói rằng chắc chắn có khả năng máy bay đã bị đánh bom.

Cho đến nay cả Nga và Ai Cập vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân vụ rơi máy bay của hãng hàng không Metrojet tại Sinai hôm 31/10.

Trung-Đài: Cái bắt tay lịch sử

Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên phá vỡ sự lạnh nhạt với Đài Loan trong hơn 60 năm bằng cái bắt tay “lịch sử” với người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu.

Cái bắt tay kéo dài hơn một phút mà báo chí quốc tế chú ý từng chi tiết được xem là phá vỡ sự im lặng đóng băng từ năm 1949. Cái bắt tay này cũng được cả thế giới chú ý và có thể đây là bước ngoặc lịch sử đối với Đài Loan.

Trong hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Singapore, ông Tập lập lại thành ngữ “một giọt máu đào hơn ao nước lã” để nói lên sự thật về Trung Quốc lục địa và Đài Loan và tuyên bố không có quyền lực nào có thể tách rời được người Trung Hoa với nhau.

Ông Mã Anh Cửu nói mặc dù đây là cuộc gặp đầu tiên nhưng ông và Chủ tịch Tập Cận Bình có cảm giác như gặp lại bạn cũ.

Cái bắt tay tại sảnh đường khách sạn Shangri-La tại Singapore mở ra một chương mới cho vấn đề eo biển Đài Loan mà nước này canh cánh từ hơn 60 năm qua. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh của đại lục còn Đài Loan luôn chống lại ý tưởng sát nhập vào Trung Quốc.

Trung Quốc thiết lập một hệ thống tên lửa được xem là tối tân nhất chĩa thẳng vào Đài Bắc cùng các vị trí quan trọng của Đài Loan nhằm buộc lãnh thổ này phải thay đổi chính sách của mình.

Đài Loan được Mỹ yểm trợ mạnh mẽ và hầu hết vũ khí của Đài Bắc đều mua từ Mỹ.

Khi được báo chí phỏng vấn sau cuộc gặp gỡ, ông Mã Anh Cửu nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình xác nhận dàn tên lửa của Trung Quốc không chĩa vào Đài Loan.

Theo giới phân tích, cuộc gặp gỡ hôm qua chỉ đề cập những những vấn đề chung chung và sẽ không mang lại thay đổi nào, nhất là vì ông Mã Anh Cửu, do không thể ra tranh cử lần nữa, sẽ rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo Đài Loan vào năm tới. Cuộc gặp gỡ ở Singapore mang tính lịch sử vì là lần đầu tiên, nhưng đây không là một sự kiện rất quan trọng.

Hình ảnh ấn tượng

tin nhap 20151107230848
Cảnh tượng hoang tàn trong thị trấn nhỏ Bento Rodrigues sau khi một con đập bị vỡ hôm 5/11 tại bang Minas Gerais, Brazil. Nhân viên cứu hộ Brazil hôm 6/11 nháo nhào tìm kiếm những người sống sót sau khi hai con đập bị vỡ tại một mỏ quặng sắt trong khu vực miền núi phía đông nam.

G.K

Theo AFP. AP, Reuters, RIA Novosti