Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thanh Hóa: Hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản

14:17 | 05/07/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa thu hút được 33 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8.949 tỷ đồng và 131,4 triệu USD tăng lần lượt gấp 2,2 lần và 3,2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, một lượng vốn lớn đến từ các nhà đầu tư Nhật Bản.
Thanh Hóa định hình “đô thị nén” trong tương laiThanh Hóa định hình “đô thị nén” trong tương lai
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ký kết thỏa thuận vay giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật BảnKý kết thỏa thuận vay giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Đại diện Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết Biên bản ghi nhớ
Đại diện Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết Biên bản ghi nhớ.

6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thanh Hóa thu hút được 33 dự án đầu tư trực tiếp. Trong đó có 24 dự án đầu tư trong nước và 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đầu tư đăng ký 8.949 tỷ đồng và 131,4 triệu USD, tăng lần lượt gấp 2,2 lần và 3,2 lần so với cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 43,4 triệu USD cho 3 dự án; tiếp nhận 6 chương trình, dự án, phi dự án viện trợ không hoàn lại với tổng vốn khoảng 5,1 triệu USD.

Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có 17 dự án do nhà đầu tư Nhật Bản trực tiếp đầu tư hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài, chiếm tới 86% số vốn (12,532 tỷ USD). Trong đó, số vốn trực tiếp từ Nhật Bản khoảng 6,6 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư FDI và đang là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất tại địa phương.

Một số dự án lớn có thể kể tới như: Dự án Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn (5.500 tỷ đồng), Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (1.098,5 tỷ đồng); Dự án Nhà máy Nghi Sơn Global (860 tỷ đồng), dự án Trang trại chăn nuôi lợn Điền Thượng, Bá Thước (320 tỷ đồng), dự án Nhà máy Green Leader Việt Nam (30 triệu USD)...

Mới đây, ngày 28/6, Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu phát triển và vận hành Khu công nghiệp phía Tây Thành phố Thanh Hóa với diện tích phát triển dự kiến là 650 ha và Trung tâm tiếp vận, đô thị xung quanh khu công nghiệp với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168,5 ha. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 - 2025, với tổng số vốn khoảng 400 triệu USD.

Tại Lễ ký kết ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Tập đoàn Sumitomo Corporation xúc tiến đầu tư tại Thanh Hóa. Đồng thời đề nghị phía Tập đoàn Sumitomo Corporation tập trung nguồn lực nhanh chóng triển khai công tác tìm hiểu, xúc tiến đầu tư để sớm hiện thực hóa dự án.

Về phía Tập đoàn Sumitomo Corporation, ông Takashi Yanai - Thành viên ban điều hành Tập đoàn, Tổng quản lý Ban Kinh doanh Hạ tầng Tiếp vận cam kết khi thực hiện đầu tư dự án. Sumitomo Corporation luôn coi trọng việc xây dựng môi trường sống sanh sạch đẹp và hạnh phúc.

Ông cũng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh dành cho Sumitomo Corporation trong tìm hiểu xúc tiến đầu tư tại địa phương. Ông Takashi Yanai hi vọng, dự án này sẽ là một trong những dấu ấn chào mừng kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời khẳng định Tập đoàn Sumitomo Corporation sẽ nỗ lực khảo sát và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu dự án. Ông Takashi Yanai mong muốn tỉnh Thanh Hóa sẽ ủng hộ và đồng hành cùng Tập đoàn Sumitomo Corporation trong triển khai dự án.

Quang cảnh buổi lễ.
Quang cảnh buổi lễ.

Mục đích của Bản ghi nhớ này là nhằm tăng cường sự hợp tác giữa UBND tỉnh với Tập đoàn Sumitomo Corporation trong việc nghiên cứu dự án theo quy định của pháp luật nhằm hiện thực hóa dự án với chất lượng cao, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho lượng lớn người lao động trong tỉnh và đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong tương lai.

Hiện nay, Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long, thuộc Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đang nghiên cứu đầu tư hạ tầng khu công nghệ - đô thị - dịch vụ phía Tây Thành phố Thanh Hóa. Nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa khoảng 11,2 km về phía Tây, vị trí quy hoạch khu công nghệ mới này thuộc các xã: Đồng Thắng, Đồng Lợi, Đồng Tiến (Triệu Sơn); Đông Yên, Đông Văn, Đông Thịnh (Đông Sơn) và xã Đông Tân, phường An Hưng (Thành phố Thanh Hóa).

Với tổng diện tích 1.200 ha, khu công nghệ - đô thị - dịch vụ này sẽ được bố trí phát triển các ngành công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao và dịch vụ đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Đây cũng chính là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Do đó nếu khu công nghệ này được Tập đoàn Sumitomo đầu tư thành công, sẽ có nhiều nhà đầu tư thứ cấp từ Nhật Bản hợp tác thành công với tỉnh Thanh Hóa.

Theo Kinh tế Chứng khoán