Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thanh Hóa: Chung tay bảo vệ lưới điện cao áp

08:00 | 14/06/2015

682 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tính đến hết tháng 5-2015, lưới điện cao áp ở Thanh Hóa vẫn an toàn, ổn định, nhưng mối lo về công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp vẫn còn nhiều, điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và bản thân các doanh nghiệp. Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) Trịnh Xuân Như về vấn đề này.

Năng lượng Mới số 430

PV: Trước hết, xin ông cho biết quy mô lưới điện của PC Thanh Hóa?

Ông Trịnh Xuân Như: Tính đến đầu năm 2015, PC Thanh Hóa đang quản lý 5580km đường dây trung áp, 28 trạm biến áp trung gian, 5546 trạm biến áp phân phối với công suất lắp đặt 1.542.800kVA và 9.984km đường dây hạ áp. Đồng thời, công ty đã tiếp nhận và bán lẻ được 421/585 xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh, với tổng số 486.640 khách hàng sử dụng điện.

Thanh Hóa: Chung tay bảo vệ lưới điện cao áp

Ông Trịnh Xuân Như

PV: Về thực trạng quản lý hành lang lưới điện thì sao, thưa ông?

Ông Trịnh Xuân Như: Với đặc điểm của lưới điện trải rộng trên khắp địa hình từ miền biển, đồng bằng, trung du đến miền núi, có nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành lang an toàn lưới điện của PC Thanh Hóa. Trong nhiều năm nay, công ty đã giảm thiểu được số vụ vi phạm hành lang trên lưới điện, tuy nhiên, nguy cơ gia tăng vi phạm vẫn còn xảy ra ở nhiều vùng, miền trong tỉnh.

Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 379 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Trong đó, 337 vụ vi phạm tồn tại nhiều năm do vướng mắc về thủ tục đất đai và hồ so pháp lý công trình do lịch sử để lại; nhưng chỉ có 42 vụ vi phạm phát sinh trong quá trình quản lý vận hành lưới điện, chủ yếu do các chủ hộ cơi nới cải tạo công trình nhà cửa, lều quán bán hàng…

PV: Để giải quyết tình trạng này, PC Thanh Hóa đã đề ra giải pháp gì?

Ông Trịnh Xuân Như: Công ty đã thành lập ban chỉ đạo giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Tại các điện lực cũng thành lập các tiểu ban chỉ đạo và thực hiện giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện.

Ngoài ra, PC Thanh Hóa đã giao chỉ tiêu giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn công trình cho các điện lực. Các điện lực đã lập kế hoạch giảm thiểu các vụ vi phạm theo từng quý, đồng thời lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên lưới điện, ngăn chặn các vi phạm phát sinh, phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền phổ biến các quy định của Chính phủ về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

Tính đến thời điểm hiện tại, các điện lực trực thuộc PC Thanh Hóa đã xử lý được tương đối triệt để cây cối trong và ngoài hành lang lưới điện có nguy cơ gây sự cố, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn liên tục trên địa bàn tỉnh.

PV: Vậy đâu là những khó khăn, vướng mắc mà PC Thanh Hóa gặp phải trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, thưa ông?

Ông Trịnh Xuân Như: Phải thấy rằng, ý thức của nhân dân trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện chưa cao, thể hiện qua một số trường hợp cơi nới, xây mới nhà cửa, công trình, xây lều quán tạm, trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện, gây mất an toàn cho con người và vận hành an toàn lưới điện. Khi đơn vị quản lý vận hành đến để tuyên truyền, vận động giải phóng hành lang thì gây cản trở, thậm chí còn chống đối không thực hiện các biện pháp an toàn mà đơn vị quản lý vận hành đã lập và thông báo.

Chủ đầu tư các dự án công trình khi thi công san lấp mặt bằng các khu công nghiệp, làng nghề, thi công công trình ngầm không thông báo với đơn quản lý vận hành lưới điện để thỏa thuận và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện thi công theo quy định dẫn tới nguy cơ mất an toàn cho con người, gây sự cố làm gián đoạn cung cấp điện.

Các cấp chính quyền địa phương sở tại khi giao đất và cấp phép cho nhân dân khai thác đất và xây dựng công trình không trừ hành lanh an toàn lưới điện hoặc không đưa ra điều kiện hạn chế khả năng sử dụng đất, công trình trong hành lang an toàn theo quy định, hơn nữa chính quyền các cấp chưa quan tâm hợp tác, giúp đỡ ngành điện trong việc tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện và xử lý các vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

PV: Theo ông, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, PC Thanh Hóa có kiến nghị gì?

Ông Trịnh Xuân Như: Để tạo thuận lợi trong công tác quản lý hành lang an toàn lưới điện, góp phần giảm sự cố, đảm bảo an toàn cho con người và cung cấp điện ổn định, tin cậy, PC Thanh Hóa kiến nghị các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện. Giúp đỡ, phối hợp với ngành điện trong công tác quy hoạch cấp đất, cấp phép xây dựng công trình, đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý lưới điện xử lý, giải phóng các vi phạm đảm bảo an toàn hành lang lưới điện theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư kinh phí để cải tạo nâng cấp lưới điện, đặc biệt là lưới điện hạ áp khu vực nông thôn mới bàn giao cho ngành điện nhằm đáp ứng và đảm bảo các điều kiện an toàn cung ứng điện ổn định cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Một điểm nữa, PC Thanh Hóa cũng kiến nghị ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cấp tỉnh chỉ đạo các ban quản lý dự án, đơn vị thi công các công trình trên địa bàn tỉnh phối hợp với công ty điện lực để đảm bảo an toàn hành lang công trình điện trong việc cấp đất, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình khi thực hiện dự án.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ngọc Lê