Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tham tán thương mại phải là những phóng viên thương trường

14:59 | 17/12/2011

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong 3 ngày làm việc (14  16/12), các tham tán thương mại đã được nghe báo cáo của các Bộ, Ngành về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như những kiến nghị với các tham tán. Ngược lại, các nhà quản lý từng lĩnh vực sản xuất mong muốn các tham tán phải là những “phóng viên thương trường”.

Câu chuyện thứ nhất: Biết bạn cần gì và ta có gì

Các tham tán thương mại phải là những phóng viên trên thương trường.

Tham tán thương mại tại Úc, ông Nguyễn Bảo cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, tăng trưởng của hầu hết các nước thuộc nhóm G20 đều sụt giảm thì Úc vẫn tăng trưởng khá. Nguyên nhân là nước này dựa vào nguồn lợi khoáng sản dồi dào. Úc đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu quặng sắt, than đá.

Ông Nguyễn Bảo cho rằng cần xóa bỏ ngay tư duy cũ là chúng ta chỉ chờ đón các nhà đầu tư từ Úc, nay phải thiết lập trật tự mới là Việt Nam đầu tư vào Úc. Nhật Bản không có than đá nhưng những nhà đầu tư Nhật đang chi phối một lượng lớn than đá bởi họ đầu tư vào Úc, Indonesia, sau đó khai thác, xuất về nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Việt Nam chưa thể làm nhà phân phối nhưng ít nhất là đầu tư liên doanh với các công ty Úc để tìm kiếm những cơ hội khai thác than cung ứng cho các nhà máy điện trong nước đang chuẩn bị xây dựng. Theo dự báo, đến năm 2015, Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than đá để chạy nhà máy nhiệt điện.

Câu chuyện của ông Nguyễn Bảo – tham tán thương mại tại Úc cho thấy một điều các tham tán thương mại nên nắm bắt được nhu cầu của nước sở tại để trong nước có những chính sách đầu tư phù hợp. Bộ Công Thương cho biết thông tin từ tham tán thương mại từ Nhật gửi về, phía Nhật đang rất muốn hợp tác với Việt Nam sản xuất rau sạch. Nhật Bản không muốn phụ thuộc nguồn rau quả từ Trung Quốc, hơn nữa một số vùng của Nhật, do ảnh hưởng của động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima nên lượng rau quả sụt giảm. Sắp tới, trong hợp tác hai bên sẽ phối hợp xây dựng những vùng sản xuất rau sạch xuất khẩu sang Nhật.

Câu chuyện thứ hai: Đẩy mạnh xuất khẩu sang Pháp

Ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại tại Pháp

Ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại tại Pháp cho biết năm 2011 Việt Nam xuất khẩu sang Pháp khoảng 1,3 tỉ USD, xuất khẩu từ Pháp sang Việt Nam khoảng 800 triệu USD, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp năm 2011 là 61%. Xuất khẩu từ Pháp sang Việt Nam chưa tăng mạnh là do 2 bên chưa có hiệp định thương mại tự do.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp năm 2012 vẫn ở mức cao là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu. Người Pháp nói riêng và người châu Âu nói chung có thể cắt giảm chi tiêu những mặt hàng xa xỉ, những cho tiêu lớn như mua ô tô, nhà cửa nhưng đồ dùng thiết yếu thì họ luôn phải tiêu thụ như giày dép, dệt may, cà phê… của Việt Nam.

Nhiều năm sống ở Pháp, ông Nguyễn Cảnh Cường chia sẻ kinh nghiệm: “Trong năm tới các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Pháp cần thận trọng trong những điều khoản thanh toán, theo dõi thường xuyên “sức khỏe của nền kinh tế Pháp” để có những biện pháp điều chỉnh trong việc xuất nhập khẩu.

Câu chuyện thứ ba: ngành Thép lao đao vì thông tin từ tham tán

Ông Phạm Chí Cường – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kể một câu chuyện cách đây 3 năm, Thương vụ Thái Lan báo về là giá thép ở Thái và một số nước khác là 300 USD/tấn, thị trường Việt Nam là 400 USD/tấn. Quốc hội ngay lập tức đăng đàn và tìm biện pháp giải quyết. Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị Chính phủ bù 1.200 tỉ đồng cho các công trình xây dựng trong nước mua thép giá cao. Bộ Tài chính đề nghị hạ thuế nhập khẩu thép từ 10% xuống 0% để các DN nhập thép về. Nhưng cuối cùng thì không doanh nghiệp nào nhập khẩu thép bởi giá thép tại các nước cũng ngang bằng so với Việt Nam. Ông Cường bùi ngùi: Thông tin như thế từ các thương vụ làm ảnh hưởng đến kế hoạch của các doanh nghiệp.

Câu chuyện thứ tư: Tham tán thương mại phải là những phóng viên thương trường

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì buổi họp về Thông tin và thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.

Chiều 16/12, tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2011 bàn về Thông tin và thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu, các đại biểu đã nhất trí cao về một câu nói của tham tán tại Anh, ông An Thế Dũng khi cho rằng “Tham tán thương mại phải là những phóng viên thương trường”. 62 tham tán cần được trang bị kỹ năng, đồ nghề tác nghiệp như một phóng viên đang tác nghiệp tại nước ngoài để ngoài việc cung cấp thông tin thông thường, các tham tán còn phải có nhiều bài viết dự báo, đánh giá tình hình của nước sở tại để gửi về Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, vai trò của các tham tán thương mại trong khâu thu thập, xử lý thông tin để gửi về nước là rất quan trọng. Các đồng chí là những mắt xích quan trọng để điều phối hoạt động ngoại thương của nước ta.

Trong thời gian qua, những thông tin phục vụ xuất khẩu đã có những thành quả nhất định. Một vài chiến lược xuất khẩu đã có phát huy tác dụng từ thông tin của các tham tán. Dự kiến năm 2011, xuất khẩu cả nước sẽ đạt mốc 96 tỉ USD.

Đức Chính