Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thâm Quyến: Thành phố đầu tiên của Trung Quốc với toàn bộ xe buýt chạy điện

12:33 | 05/11/2023

792 lượt xem
|
(PetroTimes) - Vào một buổi chiều ở Thâm Quyến - đô thị công nghệ ở miền nam Trung Quốc, xe buýt lặng lẽ chở hành khách dưới trời mưa, không khí thải CO2, không khói bụi. Đây chính là phương tiện giao thông công cộng chạy hoàn toàn bằng động cơ điện, và là sản phẩm thử nghiệm cho quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc. Thâm Quyến, với gần 18 triệu dân, là thành phố lớn đầu tiên trên thế giới chuyển sang sử dụng xe buýt chạy 100% bằng điện từ năm 2017.
Thâm Quyến: Thành phố đầu tiên của Trung Quốc với toàn bộ xe buýt chạy điện
Xe buýt điện tại Thâm Quyến

Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Họ cũng lệ thuộc rất nhiều vào than đá. Thế nhưng, quốc gia này cũng là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào năng lượng tái tạo. Tại Thâm Quyến - thành phố giáp ranh Hồng Kông, là khu vực có nhiều trụ sở công ty khởi nghiệp, phần lớn xe taxi cũng đã trải qua quá trình điện khí hóa. Noi gương theo Thâm Quyến, các thành phố khác của Trung Quốc cũng đang theo đuổi mục tiêu có nền giao thông sạch trước năm 2025.

Tại thời điểm một tháng trước COP28, Trung Quốc là minh chứng cho thấy, hoạt động điện khí hóa nhanh chóng phương tiện giao thông công cộng là điều khả thi, trái ngược với nhịp chuyển dịch chậm chạp ở các nước phương Tây. Tuy xe buýt ít gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hơn so với xe tải, nhưng theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải từ xe buýt nên giảm 5% nhằm hiện thực hóa kịch bản đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Chưa kể, xe buýt điện sẽ cải thiện ngay chất lượng không khí tại khu vực cư dân.

Dĩ nhiên, Trung Quốc tiếp tục là một ngoại lệ. Theo số liệu năm 2021 của Hội đồng Quốc tế về Giao thông Sạch (ICCT), quốc gia này chiếm hơn 90% số lượng xe buýt và xe tải điện đang lưu thông trên toàn thế giới.

“Dễ sử dụng”

Ông Elliot Richards - chuyên gia về xe điện, nhấn mạnh: “Điều này không xảy ra chỉ sau một đêm. Chúng ta cần nhiều năm chỉ để lập kế hoạch và xây dựng các cơ sở hạ tầng khổng lồ”.

Theo ông Richards, ngân sách hạn hẹp và những trở ngại trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở các thành phố cổ - bắt đầu từ việc đảm bảo lượng công suất điện khổng lồ cần thiết nhằm sạc pin, là những lý do cản trở thế giới nhân rộng kinh nghiệm của Trung Quốc.

Tại một bến xe buýt ở Thâm Quyến, tài xế Ou Zhenjian nhận thấy “sự khác biệt lớn” kể từ khi chuyển sang sử dụng xe chạy 100% bằng điện. Vị nhân viên có thâm niên 18 năm này nhiệt tình giải thích: Những chiếc xe buýt này mang lại cảm giác “thực sự thoải mái, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường. Và chúng không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào, thật tuyệt khi được lái chiếc xe như vậy. Theo Ethan Ma - Phó giám đốc mạng lưới xe buýt Thâm Quyến: “Ngày nay, có thể nói xe buýt điện của chúng tôi hoạt động hiệu quả như xe buýt chạy bằng động cơ diesel”. Mặt khác, ông cũng thừa nhận đã gặp “nhiều vấn đề” khi bắt đầu quá trình chuyển dịch.

Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới thực hiện trên xe buýt Thâm Quyến, trong cùng một hiệu suất, xuyên suốt một vòng đời (bao gồm cả quá trình sản xuất xe và pin), xe buýt điện phát thải ít hơn 52% so với xe buýt chạy bằng động cơ diesel.

Vết chân carbon của xe buýt chủ yếu đến từ nhu cầu sử dụng điện. Hiện nay, một nửa điện năng của Thâm Quyến được sản xuất từ than đá. Tổng cộng, xe buýt điện tiết kiệm được 194.000 tấn CO2/năm.

Thải ít CO2 hơn

Xe buýt chạy bằng diesel "thải ra rất nhiều khói thải. Khi đi trên đường, tôi ngửi thấy mùi này và cảm thấy rất khó chịu. Nhưng giờ thì không còn nữa", theo một người dùng trẻ tuổi. Theo Tu Le - chuyên gia tại văn phòng tư vấn Sino Auto Insights, giải thích: Tình trạng ô nhiễm ở các thành phố Trung Quốc và nhận thức của người dân về rủi ro sức khỏe đã thúc đẩy chính quyền đẩy nhanh quá trình chuyển dịch trong giao thông.

Trong nghiên cứu của mình, Ngân hàng Thế giới nhận thấy rằng việc chuyển dịch “không chỉ phụ thuộc vào công nghệ, mà còn phụ thuộc vào ý muốn của giới chính trị”. Do đó, đất nước này đã đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực này, cho phép những gã khổng lồ ngành ô tô điện nổi lên, như nhà sản xuất ô tô BYD - hiện đi đầu thế giới về sản xuất xe điện. BYD có trụ sở chính tại Thâm Quyến.

Tình trạng này đã thúc đẩy Liên minh châu Âu mở một cuộc điều tra về lời cáo buộc “Bắc Kinh sử dụng viện trợ bất hợp pháp, từ đó đó giúp các nhà sản xuất của họ duy trì mức giá thấp giả tạo để giành thị phần”. Tại tỉnh Quảng Đông, nơi có thành phố Thâm Quyến, khoảng 10 thành phố khác đã chuyển sang sử dụng 100% xe buýt điện. Thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải cũng chuẩn bị điện khí hóa xe buýt hoàn toàn.

Ông David Fishman, nhà tư vấn năng lượng tại Lantau Goup, khẳng định: Chắc chắn, 60% điện năng của Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc vào than. Thế nhưng, như mạng lưới xe buýt ở Thâm Quyến đã chứng minh, ngay cả những chiếc xe buýt chạy bằng điện than cũng có lượng khí thải thấp hơn so với xe buýt chạy bằng động cơ diesel.

Hà Nội: Tuyến buýt điện thứ 6 đi vào hoạt độngHà Nội: Tuyến buýt điện thứ 6 đi vào hoạt động
Hà Nội tăng cường 129 xe buýt đến các điểm thi đấu SEA Games 31Hà Nội tăng cường 129 xe buýt đến các điểm thi đấu SEA Games 31

Ngọc Duyên

AFP

  • vietinbank