Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT):

Thách thức giảm tổn thất điện năng

07:16 | 17/05/2016

497 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những năm qua, trong nỗ lực giảm tổn thất điện năng (TTĐN), một loạt các giải pháp về quản lý, đầu tư và vận hành hệ thống lưới truyền tải đã được Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đề ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền tải điện Bắc - Nam lớn, truyền tải điện tại nhiều khu vực luôn vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải… công tác giảm TTĐN của tổng công ty chưa đạt kết quả đề ra. Và theo nhận định của ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó tổng giám đốc EVNNPT thì đây tiếp tục là thách thức đối với mục tiêu giảm TTĐN 2,1% của EVNNPT.  

Kết quả khiêm tốn

Giảm TTĐN là một trong những mục tiêu lớn mà ngành điện đề ra thực hiện hằng năm. Và theo ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó tổng giám đốc EVNNPT, trên tinh thần đó, những năm qua, EVNNPT đã thưc hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm TTĐN. Đó là việc yêu cầu các đơn vị truyền tải đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý kỹ thuật nhằm chống sự cố, nhất là sau các hiện tượng thiên tai bất thường đối với các đường dây 500kV và 220kV để có kế hoạch sửa chữa, ngăn ngừa nguy cơ sự cố.

Ðồng thời tăng cường phối hợp trong công tác vận hành, hạn chế dòng ngắn mạch trên lưới; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý kỹ thuật, đề xuất các giải pháp vận hành thiết bị bảo đảm an toàn, đúng thông số kỹ thuật, vận hành hợp lý các giàn tụ bù, các nhà hợp bộ… Đặc biệt, công tác đầu tư mở rộng hệ thống điện, giảm thiểu tình trạng quá tải, đầy tải… trên các lộ đường dây để đáp ứng nhu cầu truyền tải điện ngày càng cao của ngành điện đã được EVNNPT quyết liệt triển khai, bám sát kế hoạch đề ra.

thach thuc giam ton that dien nang
Công nhân Công ty Truyền tải điện 1 vận hành trạm 500kV Sơn La

Đề cập cụ thể về vấn đề này, ông Tùng thông tin, trong năm 2015, để đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng điện truyền tải cũng như kịp phục vụ các công trình nguồn điện, tổng công ty khởi công 56 công trình 220-500kV (11 công trình 500kV, 45 công trình 220kV), đóng điện đưa vào vận hành 54 công trình 220-500kV (trong đó có 9 công trình 500kV và 45 công trình 220kV). Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của tổng công ty và các đơn vị trong bối cảnh công tác đầu tư xây dựng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Những công trình lưới điện quan trọng được đưa vào vận hành đã đảm bảo giải tỏa công suất các dự án nguồn điện, tăng cường năng lực truyền tải, giải quyết tình trạng quá tải, thấp áp tại nhiều khu vực, giảm TTĐN, đảm bảo cấp điện cho miền Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các phụ tải lớn, quan trọng.

“Có thể nói, với khối lượng rất lớn các dự án trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2015 đã góp phần cùng EVN đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt đã hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam cũng như cho các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các phụ tải quan trọng của Tập đoàn…” - ông Tùng nhấn mạnh.

Mặc dù EVNNPT đã có nhiều nỗ lực trong công tác giảm TTĐN nhưng theo ông Tùng, kết quả giảm TTĐN của tổng công ty vẫn chưa đạt kế hoạch Tập đoàn giao. Giai đoạn 2010-2015, tổng công ty đã đưa TTĐN giảm từ 3,13% năm 2010 xuống còn 2,34% năm 2015, giảm 0,79% trong 5 năm nhưng vẫn cao hơn 0,34% so với kế hoạch EVN giao (2%).

Lý giải cho thực tế này, ông Tùng cho hay, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thất không đạt được kế hoạch đề ra là tổn thất trên lưới 500kV hiện vẫn ở mức cao, lên tới 2,91%. Cơ cấu, phân bố nguồn thủy điện, nhiệt điện ở từng vùng, miền khác nhau dẫn đến lưới điện 500kV Bắc - Nam luôn phải truyền tải với công suất lớn, đặc biệt phải truyền tải để đưa điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Các số liệu thực tế cho thấy, tổn thất tăng khi truyền tải trên các đoạn 500 kV Bắc - Trung, Trung - Nam tăng và tăng đột biến khi mức truyền tải cả hai giao diện Bắc Trung và Trung Nam cao. Trong khi đó, những năm qua, sản lượng điện truyền tải trên đường dây Bắc - Nam năm sau luôn cao hơn năm trước, riêng năm 2015, tăng 42% so với năm 2014.

Ngoài ra, lưới điện truyền tải ở nhiều khu vực vẫn phải vận hành trong điều kiện đầy tải và quá tải; nhiều nơi chưa đảm bảo điều kiện n-1... dẫn đến TTĐN cao.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Như đã đề cập ở trên, EVNNPT đã có rất nhiều giải pháp nhằm giảm TTĐN nhưng do tính chất đặc thù của hệ thống lưới điện nên vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Và đây tiếp tục sẽ là những thách thức đặt ra đối với mục tiêu đưa giảm TTĐN về 2,1% trong năm 2016 đối với tổng công ty.

Tuy nhiên, với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, ông Tùng khẳng định, EVNNPT sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu này. Để làm được điều đó, trong năm 2016, Tổng công ty sẽ tập trung ưu tiên mọi nguồn lực, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ quản lý; kỹ thuật vận hành; quản lý hệ thống đo đếm giao nhận điện năng đến công tác đầu tư, xây dựng, gắn kết quả thực hiện chỉ tiêu TTĐN với trách nhiệm của người đứng đầu từng đơn vị… Và giải pháp có tính quyết định đến việc giảm TTĐN là đầu tư - xây dựng. Đầu tư, xây dựng thêm các dự án đường dây, trạm biếp áp; cải tạo hệ thống lưới điện cũ sẽ góp phần nâng cao năng lực truyền tải trên hệ thống, cải thiện chất lượng điện áp, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện... qua đó góp phần giảm TTĐN hiệu quả.

Trong năm 2016, EVNNPT sẽ chú trọng đầu tư phát triển các dự án lưới điện mới và cải tạo hệ thống lưới điện cũ; đảm bảo đưa vào vận hành đúng tiến độ 64 dự án (trong đó có 10 dự án 500kV, 54 dự án 220kV). Hiện nay, tổng công ty đã và đang đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo các dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Đồng thời, bổ sung các công trình chống quá tải đối với những đường dây và máy biến áp thường xuyên quá tải..., hạn chế tối đa TTĐN.

Cùng với đầu tư, xây dựng, tổng công ty cũng đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, ứng dụng lưới điện thông minh nhằm giảm TTĐN hiệu quả như công nghệ điều khiển xa, vệ sinh sứ online, sữa chữa điện nóng, định vị sự cố, giám sát dầu online... Nhưng để thực hiện được những giải pháp trên, theo ông Tùng, EVNNPT sẽ phải đối diện với những khó khăn rất lớn về vốn và giải phóng mặt bằng. Đặc biệt trong năm 2016, các quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính sẽ siết chặt hơn về bảo lãnh vay vốn, đặc biệt là vay vốn nước ngoài. Ngoài ra đó còn là các quy định về công tác đầu tư xây dựng sẽ ngày càng siết chặt, phức tạp hơn với sự ra đời và áp dụng của các luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng...

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên, tổng công ty sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các dự án truyền tải điện; chủ động bám sát, phối hợp với chính quyền các địa phương có công trình, dự án đi qua để gỡ khó trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án. Với việc huy động vốn cho các dự án, ngoài việc chủ động nguồn vốn từ ODA, EVNNPT còn xúc tiến các nguồn vốn vay thương mại trong nước, nguồn vốn khấu hao cơ bản từ các tài sản hiện có của tổng công ty - được sử dụng làm vốn đối ứng trong đầu tư xây dựng.

Nói như vậy để thấy rằng, EVNNPT đã chủ động các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu giảm TTĐN. Nhưng rõ ràng, để cụ thể hóa điều này, EVNNPT rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Và theo ông Tùng đó là cơ chế đặc thù cho các dự án điện cấp bách. Là sự phối hợp, hỗ trợ của người dân, chính quyền địa phương trong việc đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án. Là sự vào cuộc, phối hợp của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, tránh gây ra các sự cố về điện, vừa gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản vừa làm tăng TTĐN...

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 523