Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nguồn nhân lực:

Thách thức của ngành kinh tế biển

08:00 | 11/05/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ngành kinh tế biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, việc khủng hoảng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh tế biển đang thực sự là một thách thức đối với mục tiêu trên.

"Đặc trưng của ngành quá khắt khe”

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Giảng viên Trường ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội), khái niệm nguồn nhân lực ngành kinh tế biển rất rộng.

Đây là ngành vừa khai thác, vừa sử dụng và quản lý biển, trong đó có thể kể đến những người lao động ở các lĩnh vực như: Thủy sản, dầu khí, vận tải biển… Nhìn vào lực lượng này có thể thấy số lượng nhân lực ngành này không ít, nhưng theo đánh giá của PGS Hồi, nhân lực chất lượng cao của ngành này còn hiếm”.

Biểu hiện của việc khủng hoảng thiếu nhân lực được chỉ ra trong nhiều ngành con của ngành kinh tế biển. Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), khoảng 140 công ty hội viên hiện nay có tổng số khoảng 4.000 nhân viên. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, chưa kể khoảng 4.000-5.000 người bán chuyên nghiệp. Cũng theo VLA, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhưng thực tế, hầu hết các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay đều khẳng định tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao.

Trong khi đó, đánh giá của Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam cho thấy trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics nhưng với điều kiện đào tạo hiện nay thì việc đáp ứng nhu cầu là không thể.

thach thuc cua nganh kinh te bien
Ngành kinh tế biển đối mặt với cuộc khủng hoảng về nhân lực

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi lý giải: “Nhiều năm trở lại đây, nhân lực ngành kinh tế biển trở nên khủng hoảng bởi nhiều sinh viên đổ xô vào các ngành học thời thượng. Một số khoa chuyên đào tạo về thủy sản đã phải “triệt tiêu”, nhường chỗ cho các ngành “hot” nhằm lôi kéo người học. Bằng chứng, số các em thi vào các ngành có chữ “biển” thường ít nhất trong tất cả các ngành nghề của cả nước”.

Ngay cả ĐH Thủy sản Nha Trang cũng bị nhập vào thành “ĐH Nha Trang”. Trong ĐH Nha Trang vẫn tồn tại các khoa cũ như: Khoa Nuôi trồng; Khoa Kinh tế Thủy sản; Khoa Khai thác… Tuy nhiên, Khoa Khai thác cũng bị “xóa sổ” vì theo quy định, sau 3-5 năm, nếu tổng số sinh viên không đủ trên tổng số giáo viên thì phải xóa bỏ ngành đấy hoặc ghép.

Cụ thể trong việc thiếu nhân lực ngành vận tải biển, Trường ĐH Hàng hải là một trong những trường hiện vẫn còn đào tạo các ngành liên quan đến vận tải biển. Tuy nhiên, ngoài các ngành chủ công, trường cũng phải mở các khoa khác như kế toán, ngân hàng…

TS Hoàng Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng - nơi chú trọng nguồn nhân lực kinh tế biển cho thành phố cảng cho rằng: Do những đặc trưng của ngành với những đòi hỏi khắt khe khiến không nhiều lao động lựa chọn, đặc biệt là lao động có trình độ cao.

“Nhân lực phục vụ kinh tế biển thuộc về nhiều ngành, do nhiều ngành quản lý. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo, quy hoạch, đào tạo, điều phối và quản lý nguồn nhân lực.sự biến động nhân sự phức tạp hơn và sự điều phối khó khăn hơn. Nghề biển là một nghề có điều kiện làm việc khắc nghiệt, chứa đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm. Các đặc trưng nêu trên có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhân lực biển” - TS Tuấn cho biết thêm.

Bù đắp cách nào?

TS Nguyễn Quốc Việt, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Kinh tế biển, Trường ĐHKT (ĐHQG Hà Nội) cho biết, mặc dù chúng ta đang đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế biển nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này hiện vẫn còn thiếu.

Theo khảo sát của đơn vị này, một số trường chuyên ngành như ĐH Hàng hải cũng có đào tạo sâu về chuyên ngành liên quan đến vận tải biển. Hoặc chẳng hạn như ĐH Nha Trang cũng có các chuyên ngành về Hải dương học…

“Do nhiều trường chạy theo nhu cầu tăng trưởng “nóng” nên hiện nay nhiều trường ĐH đang chạy theo đào tạo các ngành hẹp và các ngành “hot” của xã hội như kế toán, ngân hàng... Điều đó, phần nào dẫn đến việc thiếu nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh tế biển. Trong khi đó, các ngành kinh tế mới nổi hiện đang rất thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, chúng tôi đã định hướng trọng tâm xây dựng đào tạo sau đại học với ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế biển nói riêng” - TS Việt nói.

Đối với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực cao hơn, ngư dân phải cần được đào tạo bổ sung thêm, đào tạo lại bởi họ chưa đáp ứng đủ chuẩn mực quốc tế. Về mặt thực tiễn họ có thể đủ kinh nghiệm, còn thiếu kỹ thuật, kỹ năng bởi ngoài việc làm nghề, khi ra biển họ phải sử dụng các phương tiện hiện đại, phải hiểu pháp luật quốc tế và phải tham gia mặt trận hội nhập ngay trên biển.

Theo TS Hoàng Ngọc Tuấn, tình trạng thiếu nhân lực ngành kinh tế biển đang là tình trạng chung trên cả nước với 26 tỉnh thành có nguồn thu từ biển. Vì vậy TS Tuấn cho rằng, cần hoạch định và tầm nhìn lâu dài về chiến lược nguồn nhân lực kinh tế biển.

“Phải có đủ số lượng và có cơ cấu hợp lý, trong quá trình xây dựng kế hoạch cung ứng cần đảm bảo cơ cấu cân đối, tỉ lệ giữa kỹ sư, trung cấp phải phù hợp tùy theo từng ngành. Bên cạnh đó, các ngành cần phải xây dựng và chuẩn hóa các chỉ tiêu chất lượng lao động đối với từng nghề trong ngành mình theo xu thế hội nhập quốc tế, cân đối giữa thời gian học lý thuyết và thực hành, cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật đầu đàn trong từng lĩnh vực của từng ngành và tăng cường xuất khẩu lao động để thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo của các trường…” - TS Tuấn nhấn mạnh.

Riêng đối với ngành logistics có những đặc trưng riêng trong ngành kinh tế biển, nên Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam cho rằng, để giải quyết bài toán nhân lực, điều quan trọng nhất là các công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch nguồn lực cụ thể bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng sớm và định kỳ nhằm tuyển dụng được người có năng lực. Đồng thời, muốn có nguồn nhân lực giỏi, các công ty dịch vụ logistics lớn cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập để hấp dẫn sinh viên vào công ty mình từ đó tăng cơ hội lựa chọn người giỏi.

“Tuy nhiên, người lao động cũng nên có định hướng công việc ngay từ khi đang trong quá trình đào tạo. Còn nhóm lao động trực tiếp cần được đào tạo không chỉ kỹ năng làm việc mà còn phải được đào tạo cả tinh thần, thái độ làm việc cũng như thái độ chấp hành kỷ luật lao động” - Viện này này nhấn mạnh.

Lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ kinh tế biển tại Việt Nam

Chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế biển do Trường ĐH Kinh tế (ĐH QGHN) tổ chức thực hiện, bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2017. Đây là chương trình lần đầu tiên được thiết kế và triển khai ở Việt Nam. Chương trình học bao gồm các học phần cung cấp các kiến thức căn bản liên quan đến kinh tế biển và các học phần chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế biển.

Ngoài ra chương trình còn cung cấp cho học viên các buổi nói chuyện chuyên đề liên quan đến các vấn để mới, thời sự có liên quan đến chương trình đào tạo. Đặc biệt, học viên sẽ phải tham gia 2 chuyến thực tế tới các khu vực phát triển kinh tế biển ở Việt Nam như: các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm cảng biển, khu bảo tồn đa dạng sinh vật biển kết hợp với phát triển nghề cá và phát triển du lịch.

An An