Tết xưa bình dị, mộc mạc qua tranh của các họa sĩ Việt Nam
Theo quan niệm văn hóa Á Đông, "Lập xuân" là thời khắc chuyển giao giữa trời - đất - con người. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy mùa xuân đang "gõ cửa" mà còn là cột mốc của một tuổi mới đầy tâm tình với mỗi người. Hình ảnh phiên chợ Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng, cành đào, cành mai... tại triển lãm "Lập xuân" đã tái hiện nên một bức tranh đầy sống động, chân thực và rất đỗi bình dị của ngày Tết xưa.
Triển lãm "Lập xuân" với 52 tác phẩm của nhiều họa sĩ nổi tiếng trong nền mỹ thuật Việt Nam như Lê Năng Hiển (1921-2014), Nguyễn Hà (1933-2022), Đỗ Xuân Doãn (1937-2015) và gồm cả những tên tuổi sau này như Lê Xuân Chiểu (1956), Nguyễn Văn Hải (1968), Nguyễn Nghĩa Cương (1973).
Tác phẩm "Gói bánh chưng" của họa sĩ Đinh Công Khải vẽ vào năm 2007. Hình ảnh một gia đình ở nông thôn đang quây quần bên nhau gói bánh chưng ngày Tết rất đỗi bình dị và mộc mạc.
Tác phẩm "Ngày Tết" của họa sĩ Nguyễn Đức Toàn vẽ vào năm 1988. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài.
Tác phẩm "Múa lân ở Viễn Lai Kiều Chùa Cầu, Hội An" của họa sĩ Nguyễn Quốc Tuấn vẽ bằng chất liệu sơn dầu.
Những bức tranh tĩnh vật với hình ảnh bánh chưng, mâm cỗ ngày Tết cũng được trưng bày tại triển lãm.
Tác phẩm "Mùa xuân Sapa" của họa sĩ Tô Ngọc Thành. Bức tranh vẽ về khung cảnh mùa xuân với trăm hoa đua nở. Bức tranh được họa sĩ vẽ bằng sơn dầu và acrylic.
Xuân đến, mang theo cảnh sắc năng động và rạng rỡ cùng màu xanh ấm áp của cỏ cây và hoa lá. Không đỏ, không vàng nhưng lại xanh. Màu xanh đây là sự thanh minh, khi mùa cây lá đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái để báo hiệu cho sự sống và tuổi xuân.
Như hiện thân của con Rồng xanh mướt trong bức tranh của họa sĩ Đặng Xuân Hòa (2016) - một biểu tượng cho dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Ngoài các khung cảnh quen thuộc về phong tục tập quán và văn hóa người Việt vào ngày Tết, triển lãm cũng đi kèm bộ trưng bày về mười hai con giáp theo thứ tự: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi.
Triển lãm không chỉ thu hút giới nghệ thuật mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
"Mình thật sự ấn tượng và thích những tác phẩm tại triển lãm này, nhiều bức tranh có giá trị cao, cho người xem thấy được một khung cảnh bình dị, mộc mạc của ngày Tết xưa", Hồ Cao Kỳ Duyên (22 tuổi) chia sẻ.
Ngoài việc mang cảm hứng trữ tình, say mê về một thời xuân vừa ấm áp và hồn hậu, triển lãm "Lập xuân" còn được xem như một nét chấm phá lên khung cảnh sắc xuân thơ mộng và đón chào những ngày đầu năm mới.
Triển lãm "Lập xuân" được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (số 189B/3 đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Triển lãm mở cửa đón khách từ thứ Ba đến Chủ Nhật và kéo dài đến ngày 3/3.
Theo Dân trí
-
Tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
-
Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
-
Triển lãm 30 bức tranh sơn mài của các họa sĩ không chuyên
-
Đường sắt Hà Nội đạt doanh thu trên 187 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán 2024
-
Hà Nội: 98,6% số công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán
-
Hơn 60 quốc gia tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội
-
Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc
-
Gần 500 nghệ sĩ quy tụ tại chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”
-
Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”
-
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Thúc đẩy dòng chảy văn hóa sáng tạo Thủ đô