Tái hiện nghi thức "Đặt tên họ Hồ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đây là các hoạt động kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 69 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023). Thông qua các hoạt động, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, cùng các hoạt động trải nghiệm tại ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Hoạt động tháng 5 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Êđê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng). Huy động thêm cho hoạt động hàng ngày của nhóm đồng bào Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế (20 người) ngày 20 - 21/5/2023.
Đồng bào dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ tổ chức chương trình dân ca dân vũ của những người con mang họ Hồ hướng về Người; kết hợp giới thiệu văn hóa - du lịch của mảnh đất A Lưới và vẻ đẹp của đồng bào Tà Ôi.
Đặc biệt, đồng bào Tà Ôi tái hiện nghi thức “Đặt tên họ Hồ” kết hợp giới thiệu một số hiện vật thiêng liêng, câu chuyện kể về Bác Hồ của các nhân chứng lịch sử. Việc tự nguyện mang họ Hồ là một sự đột phá vượt qua mọi khuôn khổ quy định của luật tục, bổ sung vào những điều khoản mới thiêng liêng trong hệ thông luật tục di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Đây cũng là một nét đẹp trong truyền thống gia đình của người Tà Ôi, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đời đời con cháu trong gia đình họ sẽ mang họ Hồ và được giáo dục, nhắc nhở về tấm lòng của người Tà Ôi đối với vị lãnh tụ của dân tộc.
Đối với cụm các dân tộc phía Bắc: Đồng bào cùng nhau kể những câu chuyện về Bác Hồ khi Người về hoạt động cách mạng tại Cao Bằng và xây dựng căn cứ địa cách mạng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Màu áo chàm thân thương của đồng bào dân tộc Tày…là hình ảnh gợi nhớ cho những ngày gian khổ ấy; tấm lòng, tư tưởng sự giản dị ấm áp của Bác Hồ mãi mãi trong trái tim của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc…
Đồng bào các dân tộc trình diễn chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” với các ca khúc, biểu diễn nhạc cụ, điệu múa ca ngợi Bác Hồ, quê hương Tây Nguyên cũng như làm nổi bật những tình cảm của Bác dành cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ tấm gương đạo đức phong cách của Người, lan tỏa từ những câu chuyện kể về Bác của đồng bào các dân tộc. Qua đó, thể hiện tình cảm của đồng bào các dân tộc với Bác kính yêu không chỉ bằng việc biết đến câu chuyện kể về Bác, những lời ca tiếng hát về Bác mà từ các hoạt động gắn với đời sống của đồng bào, để thấy ý nghĩa và tin yêu hơn về Đảng, về Bác Hồ.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức trưng bày khoảng 30 bức ảnh khắc họa rõ nét về cuộc đời, sự nghiệp cũng như tình cảm của Bác Hồ kính yêu với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp tục phát huy bộ hiện vật là hơn 90 tấm panô của triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”. Phần này sẽ có sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh, tạo không gian giới thiệu sinh động tới du khách về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Bên cạnh đó là hoạt động cuối tuần của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng. Ngoài ra, các hoạt động hàng ngày với việc tái hiện cuộc sống, tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
N.H
-
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Đề xuất vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
-
Hơn 60 quốc gia tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội
-
Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc
-
Gần 500 nghệ sĩ quy tụ tại chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”
-
Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”