Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sữa trẻ em: Hết thời “thay tên, đổi họ, làm thinh”?!

11:38 | 08/10/2013

1,108 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc Bộ Y tế phải đưa Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trước 5/10, chiều 4/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức ký và ban hành Thông tư số 30/2013/TT-BYT về Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Theo đó, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá gồm: sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành; sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Danh mục này là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/11.

Những sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng... thực chất là sữa thì phải đưa vào danh mục bình ổn giá.

Nhìn lại khoảng 5 năm trở lại đây, giá sữa ở Việt Nam đã có tới 30 lần tăng. Chỉ riêng năm 2013, sữa nhập khẩu đã có 5 lần tăng giá, trong đó 3 lần tăng giá gần đây nhất không kê khai, với lý do: các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em trước kia giờ đã được đổi tên thành “thức ăn công thức”, “thực phẩm bổ sung”, “thực phẩm dinh dưỡng”… cho phù hợp với bộ quy chuẩn mà Bộ Y tế ban hành từ năm 2010.

Ngoài ra, các hãng sữa cũng biện minh cho việc này là do giá nguyên liệu tăng, chi phí nhân công tăng, chi phí quản lý, thuê mặt bằng… Chỉ đến khi các cơ quan chức năng thông báo giá nhập khẩu sữa người tiêu dùng mới “vỡ” ra rằng giá bán lẻ sữa ở thị trường trong nước cao gấp nhiều lần giá vốn. Thực tế, giá sữa ở Việt Nam chỉ có tăng chứ không giảm, ngay cả việc giá nguyên liệu thế giới có giảm thì các doanh nghiệp sữa trong nước cũng… “làm thinh”.

Doanh nghiệp hãy làm giàu một cách văn minh

Trước đó, trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trực tiếp hỏi Bộ trưởng Y tế "đến ngày 5/10 (chỉ còn 1 tuần), gấp như vậy Bộ Y tế có kịp ban hành danh mục sữa và các sản phẩm từ sữa thuộc mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi không?", Bộ trưởng Y tế  đã hứa rằng làm được.

Cũng tại buổi họp báo, trả lời lý do vì sao phải ban hành danh mục sữa, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Luật Giá có quy định sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống phải thuộc diện kiểm soát giá. Các Thông tư của Bộ Y tế từ trước tới nay chỉ liên quan tới các sản phẩm cho trẻ em từ 36 tháng tuổi trở xuống, tức là còn khoảng trống từ 36 tháng tuổi (3 tuổi) đến 6 tuổi.

“Lần này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải ban hành ngay danh mục đầy đủ cho sữa và các sản phẩm từ sữa cho trẻ 6 tuổi trở xuống. Dựa trên danh mục đó, Bộ Tài chính phải kiểm tra chặt chẽ trên tinh thần không thể để cho những sản phẩm rất cần cho trẻ em lại bị "làm giá”.

Chúng ta phải kêu gọi tất cả, kêu gọi các DN sống trong một thời đại văn minh hãy làm giàu một cách văn minh và chúng ta làm việc gì cũng phải có tấm lòng trong đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Tên gọi gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng

Trước việc “đánh tráo khái niệm” liên quan đến sữa này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Alive & Thrive (Sống và Phát triển) đã phát đi thông cáo bày tỏ sự “rất quan ngại đến việc ghi nhãn và tiếp thị các sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang được bán ở Việt Nam”.

Theo các tổ chức quốc tế, việc đổi tên không đúng các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ thành “thực phẩm bổ sung” hay “sản phẩm dinh dưỡng” khiến những sản phẩm này nằm ngoài sự kiểm soát của Bộ Tài chính. Đồng thời, việc ghi nhãn không đúng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật Quảng cáo, trong đó quy định cấm quảng cáo các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, có hiệu lực từ tháng 1/2013.

Bên cạnh đó, sử dụng thuật ngữ “thực phẩm bổ sung” hay “sản phẩm dinh dưỡng” để gọi sữa công thức cũng đang gây hiểu lầm cho khách hàng và bỏ qua những khuyến cáo rõ ràng về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được đưa ra dựa trên các bằng chứng toàn cầu. Trên hết, vấn đề không chỉ đơn thuần là các sản phẩm được bán với giá quá cao, mà sức khỏe của trẻ em Việt Nam còn có khả năng bị đe dọa.

“Để bảo đảm an toàn cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ em Việt Nam, WHO, UNICEF và Alive & Thrive khuyến nghị mạnh mẽ Bộ Y tế và Bộ Tài chính xếp sữa công thức đúng vào hạng mục sữa. Điều này không chỉ bảo đảm giá các sản phẩm được quản lý chặt chẽ mà còn tuân thủ các quy định về quảng cáo trong Luật Quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ” - thông cáo chung của các tổ chức quốc tế nhấn mạnh.



Minh An