Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sự thật đằng sau ca khúc "Chủ nhật buồn" bị đồn là "ca khúc tử thần"

17:38 | 07/01/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
Có nhiều giai thoại giật gân xung quanh ca khúc "Chủ nhật buồn", người ta gọi đây là "ca khúc tử thần" vì liên quan tới hàng loạt vụ tự tử, nhưng sự thật về ca khúc này là như thế nào?
Sự thật đằng sau ca khúc Chủ nhật buồn bị đồn là ca khúc tử thần - 1
Có nhiều giai thoại giật gân xung quanh ca khúc "Chủ nhật buồn", người ta gọi đây là "ca khúc tử thần" vì liên quan tới hàng loạt vụ tự tử, nhưng sự thật về ca khúc này là như thế nào? (Ảnh: Deviant Art)

Ca khúc "Gloomy Sunday" là một ca khúc pop được sáng tác bởi nhạc sĩ người Hungary - Rezső Seress hồi năm 1933. Ban đầu, ca khúc có tên là "Vége a világnak" (Thế giới kết thúc), với nội dung nói về nỗi tuyệt vọng gây ra bởi chiến tranh.

Về sau này, nhà thơ người Hungary - László Jávor viết phần lời mới cho ca khúc và đặt tên là "Szomorú vasárnap" (Chủ nhật buồn), nói về tâm sự của một chàng trai muốn kết thúc tất cả sau khi người yêu qua đời.

Phần lời do nhà thơ László Jávor viết được công chúng yêu thích hơn. Sau này, ca sĩ người Hungary - Pál Kalmár tung ra bản thu âm chính thức đầu tiên của ca khúc "Chủ nhật buồn" hồi năm 1935.

Năm 1936, ca khúc được thu âm bằng tiếng Anh với tên "Gloomy Sunday" bởi ca sĩ người Mỹ Hal Kemp, phần lời do Sam M. Lewis thực hiện. Cũng trong năm 1936, một bản thu âm khác được thực hiện bởi nam ca sĩ người Mỹ Paul Robeson, phần lời do Desmond Carter thực hiện.

Từ đây, ca khúc được biết tới rộng rãi hơn tại Mỹ và được nhiều nghệ sĩ thể hiện với những cách làm mới khiến ca khúc "Chủ nhật buồn" càng được biết tới nhiều hơn.

Phần lời do nhạc sĩ người Mỹ Sam M. Lewis thực hiện có nói về những nỗi ám ảnh bi kịch và mong muốn kết thúc tất cả. Khi "Chủ nhật buồn" được nhiều ca sĩ tại Mỹ thu âm, người ta cũng thường nhấn mạnh vào giai thoại không chính thống, cho rằng đây là "ca khúc tử thần", từng khiến nhiều người nảy sinh ý định tự sát sau khi nghe xong.

Có nhiều câu chuyện truyền khẩu mang tính chất bi kịch xoay quanh ca khúc buồn bã này, chủ yếu liên quan tới các vụ tự sát và việc nhiều đài phát thanh cấm phát ca khúc này vì sợ gây nên những tác động tâm lý tiêu cực đối với khán thính giả. Dù vậy, đa phần các thông tin xung quanh "ca khúc tử thần" đều chỉ mang tính chất đồn đại, truyền khẩu, rất khó có thể xác thực.

Hồi thập niên 1930, nhiều tờ tin tức tại Âu - Mỹ từng cho rằng có ít nhất 100 vụ tự sát tại Hungary và Mỹ có liên quan tới ca khúc "Gloomy Sunday", nhưng những thông tin này đều xuất phát từ sự đồn đại, rất khó kiểm chứng, xác thực.

Thực tế, những sự đồn đại xung quanh ca khúc "Chủ nhật buồn" đều xuất phát từ hiện tượng các vụ tự sát tại Hungary gia tăng trong thập niên 1930.

Cần phải hiểu rằng, bối cảnh đời sống khi đó có nhiều khó khăn, cuộc sống những người lao động thu nhập thấp có nhiều bất ổn, thậm chí cùng quẫn. Những gì bi kịch xảy ra, nếu có chăng, cũng đều xuất phát từ chính những vấn đề tồn tại trong đời sống khắc nghiệt của mỗi con người. Bi kịch xảy ra không thể chỉ đổ tại một ca khúc, không thể chỉ vì nghe một ca khúc mà bi kịch bỗng nhiên xảy đến.

Dù vậy, phải thừa nhận rằng "Chủ nhật buồn" là một ca khúc gắn liền với những câu chuyện truyền khẩu thu hút nhiều sự quan tâm hiếu kỳ.

Nhưng từ xưa tới nay, kỳ thực, chưa từng có nghiên cứu chính thức nào được thực hiện để xâu chuỗi các thông tin, sự việc, để cho thấy mối quan hệ giữa ca khúc "Gloomy Sunday" và việc quyên sinh (nếu có) của những người nghe nhạc tại Hungary và tại Mỹ hồi thập niên 1930.

Thực tế, để thực hiện được một nghiên cứu âm nhạc có tính chất phản ánh đời sống văn hóa - xã hội như vậy là rất khó, bởi mọi thông tin xoay quanh ca khúc "Chủ nhật buồn" đều chỉ mang tính chất truyền khẩu, đồn đại, không thể làm nền tảng cho một nghiên cứu thực chất. Dù vậy, trải qua năm tháng, "Chủ nhật buồn" vẫn luôn là một ca khúc được phủ lên một tấm màn u ám bí ẩn gây tò mò.

Chi tiết bi kịch duy nhất được xác thực xung quanh ca khúc có nhiều lời đồn đại này, đó là vào ngày 11/1/1968, 35 năm sau khi sáng tác nên ca khúc, nhạc sĩ người Hungary - Rezső Seress đã tự sát. Đây chính là thông tin chính thống đầu tiên và duy nhất kể từ khi ca khúc "Chủ nhật buồn" ra đời, xác nhận một câu chuyện bi kịch có thật xảy ra với một người có "mối liên hệ" với ca khúc này.

Theo Dân trí

Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”

Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”

(PetroTimes) - Từ ngày 1 - 31/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.