Stress & hậu quả tổn thương tinh thần
Theo ngôn ngữ y khoa, rối loạn stress sau sang chấn (hay còn gọi là hậu chấn tâm lý) là một rối loạn tâm lý, tổn thương về tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu.
TS.BS Dương Minh Tâm nói: “Qua thực tế điều trị, chúng tôi chứng kiến nhiều ca chữa trị mãi không khỏi. Bệnh nhân cứ ra rồi lại vào viện để điều trị mà bệnh tình không được cải thiện. Khi bệnh nhân đã thân quen với bác sĩ, chúng tôi mới “thủ thỉ tâm tình” để tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, họ bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ và điều đó đã ám ảnh, dằn vặt họ. Nhưng vì phải giấu kín, phải âm thầm chịu đựng mà họ đã bị rối loạn stress sau sang chấn đến mức phải điều trị tại bệnh viện”.
Bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai |
Theo TS.BS Dương Minh Tâm, điều đáng nói và kinh hoàng hơn chính là những thủ phạm xâm hại tình dục hầu hết lại là người thân. Không chỉ xâm hại đơn thuần, các thủ phạm còn lạm dụng tình dục, ấu dâm với các nạn nhân.
“Tỷ lệ những người bị lạm dụng tình dục ở Việt Nam khá lớn. Nhiều trường hợp điều trị rối loạn stress sau sang chấn liên quan đến việc bị bạo hành, ấu dâm, lạm dụng tình dục”, TS.BS Tâm nói.
Trong cuộc sống đầy áp lực hiện nay, TS.BS Tâm cho biết thêm, tỷ lệ những người mắc các chứng rối loạn stress ngày càng gia tăng, có tới 15% dân số mắc chứng bệnh này, nhưng phần lớn đều đến khám muộn vì không nhận biết được mình mắc bệnh gì, lại sợ bị kỳ thị và không hiểu rõ về bệnh tâm thần, nên cứ nghe đến đi khám chuyên khoa tâm thần là họ chối đây đẩy.
Những rối loạn liên quan đến thần kinh có biểu hiện rối loạn về tình dục, giấc ngủ, ăn uống... Có những người có các triệu chứng thực thể như lo âu, căng thẳng, bồn chồn, bất an, tim đập nhanh, đánh trống ngực, cảm giác nghẹn, trào ngược, đau đầu... chính là rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn tâm thần. “Nhưng nhiều người sau khi bị các triệu chứng như vậy, đi khám tim mạch, thần kinh, tiêu hóa… được kê đơn, uống thuốc mãi không đỡ, phải chỉ định đi khám chuyên khoa tâm thần mà họ vẫn không tin bị mắc bệnh tâm thần”, TS.BS Tâm cho hay.
Có một nữ bệnh nhân 40 tuổi, mẹ của 2 con, đã điều trị ở Viện Sức khỏe tâm thần hơn 4 năm nay. Nhìn bề ngoài, nữ bệnh nhân này hoàn toàn không có biểu hiện gì của người mắc chứng bệnh tâm thần vì trang phục, đầu tóc của chị gọn gàng, giao tiếp mạch lạc, tư duy rõ ràng. Nhưng cách đây 4 năm, chị đã phải điều trị ở Viện do thường xuyên rơi vào cảm giác lo lắng, căng thẳng. Bệnh nhân kể, chị làm nghề kế toán, đã có 2 con, quá trình mang thai, sinh đẻ và phát triển vận động bình thường. Hai vợ chồng chị sau cưới tích cóp mua được một căn nhà nhưng phải vay nợ 1/4 giá trị nhà. Vốn là người hay lo nghĩ, cầu toàn, chồng lại đi làm xa, không hỗ trợ nhiều việc chăm con, trả nợ, từ đó chị sinh ra đau đầu. Mới đầu chỉ đau 2 bên thái dương sau lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, có đêm chỉ ngủ được 1-2 tiếng đồng hồ. Nhưng điều đáng nói, mỗi khi căng thẳng chị thấy hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, nặng tức ở ngực, dạ dày trào ngược. Chị đã đi khám ở nhiều nơi, nhưng không khỏi. Chỉ đến khi đi khám ở Viện Sức khỏe tâm thần, được các bác sĩ xác định bị stress (+++) dạng cơ thể, chữa trị một thời gian là chị đỡ bệnh.
Theo TS.BS Tâm, nguyên nhân bị stress thường do áp lực cuộc sống hoặc bệnh nhân phải trải qua một “cú sốc” về tinh thần. Stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể chỉ là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có khởi phát. Tuy nhiên, tính chất gây bệnh của stress còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress và stress càng bất ngờ càng dễ gây bệnh.
TS.BS Tâm khuyến cáo: Các triệu chứng rối loạn stress có nhiều, nhưng chỉ cần chú ý nhỏ là có thể phát hiện mắc bệnh hay không. Ví như ai cũng có cảm xúc căng thẳng nhất định nhưng theo thời gian sẽ giảm dần. Với những người không giảm dần, ngược lại, lại nặng hơn, có biểu hiện tức ngực, vã mồ hôi, hồi hộp, hoặc các triệu chứng không giải thích được về mặt cơ thể, thậm chí có những triệu chứng dao động theo trạng thái tinh thần, thì đó chính là bị stress hay mắc các rối loạn liên quan tới stress. Trong trường hợp này phải đi khám chuyên khoa tâm thần.
Trong cuộc sống đầy áp lực hiện nay, tỷ lệ những những người mắc các chứng rối loạn stress ngày càng gia tăng, có tới 15% dân số mắc chứng bệnh này, nhưng phần lớn đều đến khám muộn vì không nhận biết được mình mắc bệnh gì, không hiểu rõ về bệnh tâm thần. |
Tú Anh
-
Tác hại từ mạng xã hội: Thêm một tiếng chuông cảnh tỉnh
-
"Căn bệnh thời đại", lương hậu hĩnh cộng dồn áp lực
-
Rà soát chặt chẽ việc cấp giấy phép lái xe sau sự việc lái xe bị tâm thần gây tai nạn
-
Căng thẳng làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?
-
Gia tăng tình trạng mất ngủ, lo lắng, trầm cảm vì dịch Covid-19
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 1/11/2024: Tuổi Tý cơ hội thăng tiến, tuổi Tỵ tài chính rực rỡ
- Tử vi ngày 31/10/2024: Tuổi Dần xác định mục tiêu, tuổi Tỵ tài lộc vượng sắc
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế
- Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực