Sony và Suzuki tham gia quỹ đầu tư mạo hiểm về chuyển đổi số
Các công ty sẽ tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư khởi nghiệp do công ty đầu tư mạo hiểm WiL có trụ sở tại California ra mắt vào tháng 6 với quy mô quỹ tối đa là 100 tỷ yên (911 triệu USD). Tính đến cuối tháng 5, 18 công ty Nhật Bản đã quyết định đầu tư vào quỹ này, bao gồm Ngân hàng Mizuho, Osaka Gas, nhà sản xuất bánh kẹo Ezaki Glico và Daiwa Securities Group.
Quỹ đầu tư mạo hiểm, với các công ty Nhật Bản là người ủng hộ chính, sẽ tạo cơ hội cho các công ty lớn hợp tác với các công ty khởi nghiệp có công nghệ độc đáo. Mục tiêu của họ là phát triển các giải pháp cho các thách thức kinh doanh và xã hội, bao gồm cả việc chuyển đổi nhanh chóng sang số hóa sau đại dịch Covid-19. Công ty đầu tư mạo hiểm WiL, có văn phòng tại Nhật Bản và Hoa Kỳ, sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm các mục tiêu đầu tư ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ.
Sony và Suzuki tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm về chuyển đổi số |
Quỹ sẽ có tuổi thọ 10 năm. Trong 3 đến 5 năm đầu, quỹ có kế hoạch đầu tư từ 100 triệu đến 3 tỷ yên cho mỗi công ty và dự kiến sẽ đầu tư vào từ 50 đến 60 công ty khởi nghiệp. Mục đích của quỹ là hỗ trợ việc thành lập các doanh nghiệp mới và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp thông qua hợp tác và thúc đẩy hoạt động mua lại của các tập đoàn lớn của Nhật Bản.
Lĩnh vực mà quỹ đầu tư tập trung ưu tiên là chuyển đổi số, điều này đang thay đổi cách mọi người làm việc để ứng phó với đại dịch. Quỹ sẽ đầu tư mạnh vào các công ty có công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như phần mềm và các công cụ phân tích dữ liệu có thể giúp hợp lý hóa hoạt động của các công ty lớn.
Bên cạnh đó, quỹ cũng sẽ tập trung vào lĩnh vực môi trường, tìm kiếm các công ty nước ngoài đang phát triển các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề toàn cầu như khan hiếm nước, phát triển các sản phẩm không chứa nhựa, năng lượng tái tạo và giảm thiểu chất thải thực phẩm.
Thông qua các khoản đầu tư của mình, quỹ cũng sẽ khuyến khích các công ty khởi nghiệp gia nhập thị trường Nhật Bản để thúc đẩy quá trình giảm phát thải của nền kinh tế và một cách tiếp cận bền vững hơn đối với môi trường. Quỹ sẽ xem xét các cơ hội đầu tư theo kiểu “khắc phục hậu quả” - trong đó công nghệ và nguồn nhân lực không hoạt động trong các công ty lớn được tách ra để thành lập các công ty mới.
Chuyển đổi số và giảm phát thải đã trở thành xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây. Các công ty lớn của Nhật Bản, mặc dù được biết đến với công nghệ cơ bản xuất sắc, nhưng thường gặp khó khăn vì thiếu bản lĩnh kinh doanh. Điều này đã khiến các công ty này tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài trong việc thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ mới. Các nhà đầu tư tham gia quỹ hy vọng sẽ thay đổi điều đó thông qua quan hệ đối tác với các doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm có bí quyết trong lĩnh vực này.
H.A
-
Xây dựng nền tảng cho ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Vì sao iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia?
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
LPG Expo Châu Á - Thái Bình Dương 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu trong ngành công nghiệp LPG
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 3)