Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Saudi Arabia sắp thoát khủng hoảng dầu mỏ

09:44 | 01/10/2018

411 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu lao dốc đã khiến Saudi Arabia lao đao trong những năm gần đây. Tuy nhiên sự thâm hụt ngân sách của đất nước này sẽ trở lại trạng thái cân bằng vào năm 2023, nhờ giá dầu tăng và đa dạng hoá nguồn thu, theo một tuyên bố của Ryad hôm 30/9.  
saudi arabia sap thoat khung hoang dau moSaudi Arabia và Nga bơm dầu hết công suất
saudi arabia sap thoat khung hoang dau moSaudi Arabia sẽ không tăng sản lượng dầu mỏ
saudi arabia sap thoat khung hoang dau mo

"Thâm hụt sẽ tiếp tục giảm dần trong trung hạn (...) cho đến khi trở lại trạng thái cân bằng (...) vào năm 2023", Saad al-Shahrani, một quan chức ở Bộ Tài chính Saudi Arabia nói với hãng thông tấn SPA.

Kể từ năm 2014, giá dầu thô giảm đã khiến ngân sách của Saudi Arabia liên tục thâm hụt, dự kiến đạt tổng công 260 tỷ USD từ đó đến hết năm nay. Trong cùng thời gian này, Saudi Arabia đã rút 260 tỷ USD khỏi dự trữ ngoại tệ quốc gia và huy động 130 tỷ USD tiền vay nợ để bù đắp cho những thâm hụt trên.

Ryad đã cùng một lúc thực hiện một loạt các biện pháp để giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu từ dầu mỏ. Những biện pháp này bao gồm tăng giá nhiên liệu và điện, áp đặt thuế nặng đối với lao động nước ngoài, và việc áp dụng thuế VAT, có hiệu lực vào đầu năm 2018.

Chính quyền Saudi Arabia sẽ tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách thông qua "cải cách cơ cấu", trong đó sẽ bao gồm việc đánh giá lại chi tiêu công, ông Shahrani nói.

Trong năm ngoái, nền kinh tế Saudi Arabia chỉ đạt mức tăng trưởng 0,7% vì giá dầu thấp, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009. Nhưng nay nhờ sự phục hồi của giá dầu, doanh thu từ dầu mỏ của Saudi Arabia đã tăng 67% trong nửa đầu năm 2018, và dự kiến sẽ giúp kinh tế tăng trưởng trở lại ​​trong năm nay.

Đồng thời, chi tiêu công cộng của nước này trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng 34%, theo số liệu chính thức.

Tháng 8 năm ngoái, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thúc giục Saudi Arabia kiểm soát chi tiêu công của nước này, với mục tiêu giảm thâm hụt còn 1,7% GDP vào năm tới.

Nh.Thạch

AFP