Quế Ngọc Hải, Anh Khoa đều là nạn nhân của VFF
Mất 7 năm để trả hết nợ cho Anh Khoa, Quế Ngọc Hải sẽ kiện VFF? Nếu tính tổng thu nhập và cả số tiền quyên góp hỗ trợ của các CĐV SLNA thđể thực hiện được án phạt của Ban Kỷ luật VFF thì Quế Ngọc Hải cần phải đợi đến 7 năm. |
Quế Ngọc Hải không được ủng hộ sau pha vào bóng thô bạo với đồng nghiệp là đương nhiên. Đối với những người yêu bóng đá đẹp thì đấy chính là nhát dao chém vào lòng tin về ý thức giữ gìn nghề nghiệp cho nhau của giới quần đùi áo số. Quế Ngọc Hải dù cố tình hay chơi bóng theo “thói quen” thì cũng đáng trách vì gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu vì pha vào bóng này mà dựa vào một điều luật được thông qua để “đè” Quế Ngọc Hải ra phạt, bắt bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị của Anh Khoa thì chưa chắc đúng.
Đặt trường hợp Anh Khoa tự gây chấn thương nặng cho chính mình trong khi thi đấu (điều này rất hay xảy ra với cầu thủ) thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với Anh Khoa? Nhiều người sẽ nói: Đà Nẵng phải lo tất, vì Anh Khoa đang làm nhiệm vụ, đang là người của Đà Nẵng.
Điều này đúng không? Cũng chưa chắc. Vì chúng ta chỉ nhắc đến Đà Nẵng trong vai trò đơn vị chủ quản, vì tình vì nghĩa lo cho “binh sĩ” của mình. Nếu Đà Nẵng tự chi trả cho Anh Khoa, Đà Nẵng cũng chỉ đẹp về tình mà… chưa chắc đúng về lý. Tại sao?
Bóng đá Việt Nam tự hào đã lên chuyên nghiệp được 15 mùa giải, các điều khoản thành lập CLB, từ kinh tế, lương bổng, xe cộ, di chuyển, trang phục đến ăn ở được VFF và các nhà tổ chức V-League cho là tiến bộ. Nhưng thử hỏi, nếu là bóng đá chuyên nghiệp, CLB chuyên nghiệp quy chuẩn thì cầu thủ có bảo hiểm nghề nghiệp không? Nếu có, bảo hiểm mới là nơi phải chi trả phí chữa trị cho Anh Khoa trong trường hợp rủi ro chứ không phải SHB Đà Nẵng và Quế Ngọc Hải.
Đà Nẵng – trong trường hợp này – sẽ là cầu nối lo thủ tục cho Anh Khoa với phía bảo hiểm, giúp Anh Khoa hồi phục sau biến cố. Nếu tình nghĩa hơn nữa, họ có thể giữ nguyên lương và đãi ngộ cho Anh Khoa y như thời điểm cầu thủ này chưa chấn thương cho đến lúc có thể đá lại hoặc chuyển công tác khác.
Quế Ngọc Hải phải chịu trách nhiệm những gì? Với lỗi lầm của mình, VFF có thể đưa ra các bản án nghiêm khắc về nghề đối với cầu thủ này, đồng thời, Quế Ngọc Hải sẽ phải đóng thêm một khoản tiền phạt dành cho tính chất “tăng nặng”.
Quế Ngọc Hải, Anh Khoa đều là nạn nhân của VFF |
Ở vai trò liên đới, CLB chủ quản Sông Lam Nghệ An cũng phải chịu trách nhiệm trong công tác giáo dục cầu thủ của mình.
Trong quá khứ, Ban kỷ luật VFF đã từng đình chỉ thi đấu 1 năm với Trần Đình Đồng khi cầu thủ này đạp gãy chân Anh Hùng khi Sông Lam đối đầu với An Giang. Vậy tại sao Quế Ngọc Hải không “được” áp dụng khung hình phạt như thế mà phải tự chi trả toàn bộ chi phí cho Anh Khoa?
Trong câu chuyện này, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa nỗi đau Anh Khoa phải chịu và hình ảnh pha vào bóng đáng quên của Quế Ngọc Hải với trách nhiệm thực sự thuộc về ai.
VFF vịn vào điều luật mà mình đã nhanh nhẹn thông qua trước giải nên bây giờ, cứ áp vào là xong, khỏi nhức đầu. Dù sao Quế Ngọc Hải và Anh Khoa cũng chỉ là hai cá nhân rất nhỏ trong cả triệu người yêu bóng đá, chơi bóng đá và liên quan đến bóng đá. Nhưng nên nhớ, luật là do con người tạo ra và hoàn toàn có thể thay đổi được nếu bất cập.
Hy vọng là VFF không đá quả bóng sang cho Đà Nẵng và Quế Ngọc Hải tự xử còn mình thì chẳng liên quan. Đã đến lúc, chúng ta cần phải đặt câu hỏi: bóng đá Việt Nam sắp sang mùa chuyên nghiệp thứ 16, nhưng thực sự có chuyên nghiệp không, khi cầu thủ không có lấy tấm thẻ bảo hiểm thân thể cho chính mình?
V-League sẽ không còn án phạt 'dở người' kiểu Quế Ngọc Hải | |
'Cầu thủ ngày càng mất dạy' | |
Lại một cầu thủ thuộc U23 Việt Nam dính án phạt của VFF | |
'Những trò lố'... hay là VFF và VPF |
Bongda.com.vn