Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quản là đúng!

17:49 | 26/05/2011

385 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin đáng tin cậy cho biết, sắp tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có văn bản quy định trần lãi suất cho vay đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD).

Câu chuyện quản lý hay không quản lý lãi suất tiền vay và quản lý như thế nào không phải là mới. Trong khoảng 20 năm gần đây, việc quản lý lãi suất tiền vay đã qua ít nhất bốn phương thức: quy định lãi suất "sàn” và "trần”; quy định lãi suất cơ bản và "biên độ” dao động của lãi suất thị trường đối với lãi suất cơ bản; quy định "trần” lãi suất và "thả nổi” lãi suất tiền vay, tức là cho phép các NHTM và TCTD được thỏa thuận với khách hàng – người đi vay.

Trong khi "thả nổi” lãi suất tiền vay, NHNN lại quản lý chặt chẽ, quy định "trần” lãi suất huy động, chẳng hạn, lãi suất huy động được "neo” ở mức 14%/năm trong một thời gian khá dài.

Phương thức "thả nổi” lãi suất tiền vay và quy định "trần” lãi suất huy động áp dụng từ khi Luật NHNN và Luật các TCTD được thông qua vào năm 2010 với hy vọng, bằng cơ chế thị trường, các NHTM và TCTD sẽ cạnh tranh nhau để hạ thấp lãi suất tiền vay trên thị trường. Hàng loạt công văn, chỉ thị của NHNN, lời kêu gọi của Hiệp hội ngân hàng cũng được đưa ra với mục đích "kéo lãi suất tiền vay” xuống mức 12%/ năm – phù hợp với sức chịu đựng của các doanh nghiệp vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Thực tế đã không diễn ra như vậy. Lãi suất tiền vay đã tăng lên với tốc độ khá nhanh và là cú hích quan trọng đối với tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Trong những ngày gần đây, để "chạy” với quy định "trần” lãi suất tiền vay sắp ban hành, khá nhiều NHTM đã cử cán bộ tín dụng đến "thuyết phục” khách hàng ký phụ lục cho hợp đồng tín dụng đã ký và đang còn hiệu lực với nội dung quy định biên độ dao động của lãi suất trong hợp đồng. Chẳng hạn, lãi suất đã quy định trong hợp đồng là 21%/năm thì Phụ lục quy định biên độ ngân hàng được tự động điều chỉnh là + hoặc – 7%. Điều đó có nghĩa là NHTM và TCTD được phép cho vay với lãi suất tối đa là 28%/năm.

Câu hỏi được đặt ra là, NHNN quản lý, quy định”trần” lãi suất tiền vay có phải là biện pháp đúng và cần thiết? Xin khẳng định ngay rằng, đó là biện pháp đúng. Bởi lẽ, về bản chất, lãi suất tiền vay cũng là giá cả của dịch vụ cho vay – một loại hàng hóa đặc biệt. Dịch vụ cho vay là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do đó, giá cả trong lĩnh vực này phải do Nhà nước quản lý. Không thể hy vọng các NHTM và TCTD cạnh tranh lành mạnh với nhau để hạ thấp lãi suất tiền vay và cũng không thể động viên, kêu gọi để đạt được mục tiêu này. Hơn nữa, quy định "trần” lãi suất huy động nhưng "thả nổi” lãi suất cho vay lại là biện pháp quản lý ngược, tạo cho khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM và TCTD ngày càng rộng, lợi nhuận của các NH ngày càng lớn, chỉ người gửi tiền tiết kiệm là bị thiệt.

Quản lý và quy định "trần” lãi suất tiền vay là cần thiết. Bởi lẽ, trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi cần vốn, ngoài các NHTM và TCTD, các doanh nghiệp gần như không còn kênh nào khác. Vì vậy, dù bị áp đặt một lãi suất "cắt cổ” nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận. Thực tế cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế bị suy thoái, trong khi các doanh nghiệp bị lỗ và đình đốn, thu hẹp sản xuất, kinh doanh thì các NHTM và TCTD vẫn có lợi nhuận rất cao. Điều đó có nghĩa là, lợi nhuận của nền kinh tế đã và đang "chảy” vào các NHTM và TCTD.

Quản lý và quy định trần lãi suất cho vay của các NHTM và TCTD là đúng và cần thực hiện ngay. Tất nhiên, sẽ xuất hiện những "chiêu” lách luật của các NHTM và TCTD để tăng lãi suất cho vay. Song, nếu hệ thống kiểm tra, thanh tra của NHNN là nghiêm minh và có chế tài xử lý thích đáng thì những "chiêu” lách luật đó sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.

{lang: 'vi'}

Hải Yến