Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

PGS.TS Lê Hoài Quốc:

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

07:00 | 15/10/2014

2,046 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP HCM khi trao đổi với phóng viên Năng lượng Mới đã nhấn mạnh, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao chính là lực lượng lao động mà Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng còn thiếu hụt nghiêm trọng.

Năng lượng Mới số 365

Nặng nề tâm lý bằng cấp

PV: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay tuy đông về số lượng nhưng không mang tính ổn định và bền vững. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này, thưa ông?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Việt Nam là một quốc gia trẻ, có lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi, là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu nhân lực là không bền vững. Nếu như trên thế giới, số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 4 và công nhân kỹ thuật là 10 thì ở Việt Nam những con số tương ứng là 1-1,3-0,92. Vì vậy, mặc dù rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhưng thực trạng nguồn nhân lực TP HCM hiện nay cũng như cả nước vẫn đang còn rất nhiều bất cập.

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

Các quốc gia có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật đều đặt nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa bằng sự phát triển một tầng lớp đông đảo những người thợ có tay nghề cao. Những người này không nhất thiết phải được đào tạo chính quy, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững các công nghệ nền tảng và là cầu nối không thể thiếu để biến các ý tưởng sáng tạo thành những sản phẩm thương mại hóa. Hiện nay ở Nhật, có những công ty nhỏ, ít được biết đến nhưng gần như không thể thay thế vì nắm công nghệ chế tạo một số chi tiết có yêu cầu kỹ thuật khắt khe cho các hãng máy bay nổi tiếng thế giới như Boeing và Airbus. Như vậy, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao chính là lực lượng lao động mà Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng còn thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, lực lượng này chính là nhân tố nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình bằng khả năng sáng tạo ra sản phẩm của riêng mình. Nói cơ cấu nguồn nhân lực của ta không bền vững chính là như vậy.

PV: Với cơ cấu nhân lực như vậy sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Cơ cấu nhân lực mất cân đối như hiện nay làm nảy sinh ba vấn đề quan trọng. Thứ nhất, lực lượng công nhân kỹ thuật thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Những công nhân làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ yếu là các nhà máy lắp ráp không cần tay nghề cao và họ cũng ít có nhu cầu nâng cao tay nghề, phần vì không có môi trường thực hành tốt, phần vì không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh do thị trường lao động luôn khan hiếm. Hệ quả là, lực lượng lao động luôn thiếu những người thợ lành nghề, những người thật sự làm chủ máy móc và biết cách hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm cụ thể có thể thương mại hóa.

Thứ hai, lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học trở nên dư thừa. Một phần không nhỏ trong số này chuyển sang làm những công việc của công nhân kỹ thuật, gây lãng phí lớn về thời gian và tiền của của xã hội. Hơn thế nữa, những người này dù muốn dù không cũng rất khó để có thể trở thành những người thợ lành nghề, vì có tư duy hàn lâm và ít chịu khó làm những công việc mang tính chất tỉ mỉ, chân tay.

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp luôn cao

Thứ ba, những lao động có trình độ đại học và sau đại học, dù có thể làm đúng chuyên môn, đa phần cũng chỉ làm thuê cho người khác chứ không phát triển sản phẩm của riêng mình và làm chủ doanh nghiệp, đặc biệt khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Lý do là đằng sau những doanh nghiệp nước ngoài này là một hệ thống các doanh nghiệp gia công, cung ứng (supplier) hùng mạnh. Hạt nhân của các doanh nghiệp gia công, cung ứng chính là những người thợ lành nghề. Đây là những doanh nghiệp “chỉ làm một việc nhưng làm với chất lượng rất cao”.

PV: Nhiều nhà đầu tư cho rằng, trình độ kỹ thuật của lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả nhân lực từng được đào tạo chuyên môn, nếu chúng ta không tập trung cao độ trong phát triển nguồn nhân lực thì các nhà đầu tư sẽ rất khó chuyển giao công nghệ cho ta?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Thật sự nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thì không thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Do đó, thiếu nhân lực chất lượng cao luôn là trăn trở của khu công nghệ cao nhiều năm qua mặc dù các chính sách đào tạo, thu hút nhân tài tại đây nói riêng và TP HCM nói chung là khá hợp lý và tốt hơn nhiều địa phương khác. Vì vậy, hiện nay chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chương trình mang tính chiến lược và cấp thiết tại khu công nghệ cao.

PV: Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đến đầu tư tại khu công nghệ cao TP HCM, họ có phải vất vả tìm kiếm nhân lực chất lượng cao cho mình hay không, thưa ông?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Các nhà đầu tư đến với khu công nghệ cao, câu hỏi đầu tiên đặt ra luôn là chất lượng nguồn nhân lực và không phải lúc nào nhân lực chất lượng cao của thành phố cũng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Lấy ví dụ, Công ty Intel Products Việt Nam trong thời gian đầu hoạt động tại khu công nghệ cao cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự. Phần lớn các ứng viên không đáp ứng được yêu cầu của công ty, đặc biệt là ở các kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm và tiếng Anh. Intel sau đó đã xúc tiến chương trình HEEAP (Higher Engineering Education Alliance Program) với mục tiêu hiện đại hóa phương pháp giảng dạy khối ngành kỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng nghề trên toàn quốc. Hiện đã có 8 trường đại học, cao đẳng nghề tham gia chương trình HEEAP. Ở giai đoạn 2 của chương trình này, khu công nghệ cao cũng đã chính thức tham gia và sẽ là một đối tác tích cực, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thành phố.

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

Công nhân kỹ thuật làm việc tại Khu công nghệ cao TP HCM

PV: Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao các doanh nghiệp tại khu công nghệ cao hiện nay?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Hiện nay, yêu cầu về trình độ công nghệ và nghiên cứu phát triển đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao ngày càng được nâng lên, do đó nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp này có xu hướng tăng rõ rệt. Những doanh nghiệp này không những có nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật cao, lành nghề đáp ứng trình độ công nghệ, mà còn cần nhân lực nghiên cứu phát triển cũng như nhân sự cấp cao trong bộ máy quản lý. Cụ thể, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để được cấp phép đầu tư vào khu công nghệ cao, trong đó ngoài nhà máy sản xuất sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ. Kéo theo Dự án Samsung chắc chắn sẽ là nhu cầu lớn về nhân lực vận hành và nghiên cứu phát triển trong 2 năm tới. Một ví dụ khác là các công ty trong Tập đoàn Nidec (Nhật Bản). Những công ty này đang rất muốn thay thế nhân sự quản lý cấp cao của họ bởi người Việt Nam, nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp.

PV: Tỷ lệ lao động trình độ cao chiếm tỷ lệ thế nào trong tổng số lao động tại khu công nghệ cao hiện nay, thưa ông?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học hiện nay tại khu công nghệ cao chiếm khoảng 30% tổng số lao động. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa lao động có bằng cấp và nhân lực chất lượng cao. Hai khái niệm này không phải là một. Lao động có bằng cấp chưa hẳn đã là chất lượng cao và ngược lại. Tiếc rằng hiện nay thành phố chưa có một tiêu chí thống nhất về nhân lực chất lượng cao, nên việc thống kê lực lượng lao động này một cách chính xác là rất khó khăn.

Đào tạo “lệch pha” với nhu cầu

PV: Thưa ông, vì sao số sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp ra trường hằng năm khá lớn mà nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta vẫn luôn thiếu?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, xin chỉ nêu những yếu tố mà tôi cho là cơ bản nhất. Trước hết phải kể đến sự yếu kém của hệ thống giáo dục, đào tạo của chúng ta. Rất ít các cơ sở giáo dục, đào tạo có đầu ra đạt chuẩn quốc tế. Phần lớn các sinh viên, học viên tốt nghiệp từ những trường đại học, cơ sở đào tạo nghề trong nước đều bị lệch pha so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này trên thế giới không phải là không có, nhưng ở Việt Nam thì đặc biệt nghiêm trọng.

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

Công nhân kỹ thuật làm việc tại Khu công nghệ cao TP HCM

Thứ  hai, hệ thống đào tạo nhân lực hiện nay của chúng ta đang bị chia cắt, manh mún. Có hai hệ thống đào tạo nghề song song tồn tại, được quản lý bởi hai sở khác nhau là Sở Giáo dục & Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tương tự như vậy, các trường đại học công lập được quản lý bởi Sở Giáo dục & Đào tạo, nhưng chức năng nghiên cứu lại giao cho Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách. Phân công quản lý tréo ngoe trong hệ thống đào tạo khiến cho những nỗ lực tái cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn gặp những khó khăn rất lớn trong việc phối hợp giữa các sở ngành liên quan.

Thứ ba, tâm lý quá coi trọng bằng cấp, ngại làm những công việc chân tay và tư duy hàn lâm, thiếu thực tế của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay cũng góp phần quan trọng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực. Đây là tàn dư của chế độ phong kiến trước đây, cần phải kiên quyết từ bỏ. Nhật Bản là quốc gia đã làm được điều này. Nhiều chuyên gia người Nhật qua Việt Nam đã rất ngạc nhiên về thái độ của chúng ta đối với những công việc chân tay trực tiếp tạo ra sản phẩm. Đối với họ, đây mới là những công việc đáng kính trọng, là nền tảng tạo ra của cải cho xã hội.

PV: Nhiều nhà tuyển dụng vẫn cho rằng nguồn nhân lực trong xã hội chưa thật sự hợp lý, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa... ông nghĩ sao về vấn đề này?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định cho rằng nguồn nhân lực của ta vừa thiếu lại vừa thừa. Như đã phân tích ở trên, thừa ở đây là dư thừa nhân lực có bằng cấp (cao đẳng, đại học và sau đại học) nhưng lại thiếu các công nhân kỹ thuật trình độ, có tay nghề cũng như nhân sự quản lý cấp cao.

PV: Hiện nay, hàng vạn cử nhân ra trường không có việc làm hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trên thực tế, dẫn đến các doanh nghiệp phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại khi tuyển dụng. Theo ông đâu là nguyên nhận của thực trạng này?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Theo tôi nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là mối liên kết còn quá lỏng lẻo giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, đơn vị đầu ra của hoạt động đào tạo, hầu như không có vai trò gì đối với

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 162.400 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Tỷ lệ lao động từ 20-24 tuổi có trình độ đại học thất nghiệp trên cả nước lên tới 20% và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Tại TP HCM, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm phù hợp hoặc phải làm việc trái ngành nghề đào tạo vẫn đang ở mức 40% tổng số nhu cầu tìm việc làm trên địa bàn thành phố.

 

 phương pháp giảng dạy cũng như giáo trình ở các cơ sở đào tạo. Đây là thiếu sót lớn có nguyên do là ở cả hai phía. Các cơ sở đào tạo thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải thay đổi phương pháp giảng dạy và giáo trình, nhất là khi đội ngũ giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế ở doanh nghiệp và kinh phí đầu tư không cho phép. Các doanh nghiệp cũng không mặn mà lắm khi hợp tác với cơ sở đào tạo vì bị cuốn theo các hoạt động kinh doanh thường nhật và chưa thấy lợi ích rõ ràng của việc hợp tác. Đây là lúc thể hiện vai trò trung gian của Nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước cần chỉ cho doanh nghiệp thấy được rằng chi phí đào tạo lại về dài hạn sẽ vượt quá chi phí ngắn hạn phải bỏ ra để hợp tác với các cơ sở đào tạo, đồng thời ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho nguồn nhân lực tương lai của mình.

 

 

Quá thiếu hụt thợ lành nghề!

Công nhân kỹ thuật làm việc tại Khu công nghệ cao TP HCM

PV: Việc các trường đại học, cao đẳng liên kết với các doanh nghiệp tại khu công nghệ cao trong việc đào tạo và sử dụng lao động sau khi ra trường sẽ có hiệu quả như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Việc liên kết các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trên địa bàn thành phố với các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao là rất cần thiết. Khu công nghệ cao không có chức năng ban hành chính sách, nhưng sẽ đóng vai trò trung gian kết nối giữa các bên trong khả năng của mình.

PV: Để giải quyết những khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay, theo ông chúng ta cần có những giải pháp nào trong thời gian tới?

PGS.TS Lê Hoài Quốc: Tôi đề nghị những giải pháp cơ bản như: Cần tạo sự đồng thuận về vai trò của nhân lực chất lượng cao trong xã hội; tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ về tầm quan trọng của những công việc trực tiếp làm ra của cải cho xã hội, khuyến khích tư duy thực tế. Đặc biệt, là xác định vai trò của lực lượng công nhân kỹ thuật cao, lành nghề như là lực lượng nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ đó quyết tâm tái cơ cấu lại nguồn nhân lực của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Ngoài ra, cần sắp xếp lại theo hướng tinh gọn các đầu mối quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho các cơ sở này phát triển; đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn quốc tế; ban hành các chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng phương pháp đào tạo và giáo trình của các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa cung và cầu lao động.

Đối với việc nâng cao trình độ của nhân lực thông qua học tập và chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp nước ngoài thì cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng nâng cao yêu cầu về trình độ công nghệ, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước, đồng thời sử dụng nhân sự quản lý cấp cao ở bản địa.

PV: Xin cảm ơn ông!

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 (tháng 9-2014) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Nhận thức rõ vị trí quan trọng hàng đầu của yếu tố con người trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hướng tới mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Mai Phương (thực hiện)

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 ▲1500K 82,000 ▲1500K
AVPL/SJC HCM 80,000 ▲1500K 82,000 ▲1500K
AVPL/SJC ĐN 80,000 ▲1500K 82,000 ▲1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 77,950 78,150
Nguyên liệu 999 - HN 77,850 78,050
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 ▲1500K 82,000 ▲1500K
Cập nhật: 17/09/2024 15:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 78.000 79.200
TPHCM - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Hà Nội - PNJ 78.000 79.200
Hà Nội - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Đà Nẵng - PNJ 78.000 79.200
Đà Nẵng - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Miền Tây - PNJ 78.000 79.200
Miền Tây - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 78.000 79.200
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 78.000
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 ▲1500K 82.000 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 78.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 77.900 78.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 77.820 78.620
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 77.010 78.010
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 71.690 72.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 57.780 59.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 52.270 53.670
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 49.910 51.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 46.760 48.160
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 44.790 46.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 31.490 32.890
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 28.260 29.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 24.720 26.120
Cập nhật: 17/09/2024 15:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,695 7,880
Trang sức 99.9 7,685 7,870
NL 99.99 7,700
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,800 7,920
Miếng SJC Thái Bình 8,000 ▲150K 8,200 ▲150K
Miếng SJC Nghệ An 8,000 ▲150K 8,200 ▲150K
Miếng SJC Hà Nội 8,000 ▲150K 8,200 ▲150K
Cập nhật: 17/09/2024 15:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 80,000 ▲1500K 82,000 ▲1500K
SJC 5c 80,000 ▲1500K 82,020 ▲1500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 80,000 ▲1500K 82,030 ▲1500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 77,900 79,200
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 77,900 79,300
Nữ Trang 99.99% 77,800 78,800
Nữ Trang 99% 76,020 78,020
Nữ Trang 68% 51,239 53,739
Nữ Trang 41.7% 30,513 33,013
Cập nhật: 17/09/2024 15:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,162.42 16,325.68 16,850.28
CAD 17,640.04 17,818.22 18,390.79
CHF 28,389.08 28,675.84 29,597.30
CNY 3,396.77 3,431.08 3,541.87
DKK - 3,599.22 3,737.24
EUR 26,658.53 26,927.81 28,121.69
GBP 31,644.12 31,963.76 32,990.87
HKD 3,077.21 3,108.30 3,208.18
INR - 292.59 304.30
JPY 169.55 171.26 179.46
KRW 16.14 17.94 19.56
KWD - 80,455.68 83,676.46
MYR - 5,690.12 5,814.52
NOK - 2,275.83 2,372.57
RUB - 258.97 286.69
SAR - 6,536.35 6,798.02
SEK - 2,366.68 2,467.29
SGD 18,516.05 18,703.08 19,304.08
THB 653.36 725.96 753.80
USD 24,400.00 24,430.00 24,770.00
Cập nhật: 17/09/2024 15:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,400.00 24,415.00 24,755.00
EUR 26,803.00 26,911.00 28,029.00
GBP 31,837.00 31,965.00 32,955.00
HKD 3,092.00 3,104.00 3,208.00
CHF 28,550.00 28,665.00 29,564.00
JPY 170.24 170.92 178.74
AUD 16,270.00 16,335.00 16,842.00
SGD 18,632.00 18,707.00 19,262.00
THB 719.00 722.00 754.00
CAD 17,744.00 17,815.00 18,358.00
NZD 14,965.00 15,471.00
KRW 17.85 19.73
Cập nhật: 17/09/2024 15:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24400 24400 24760
AUD 16442 16492 17005
CAD 17915 17965 18417
CHF 28922 28972 29539
CNY 0 3434.6 0
CZK 0 1060 0
DKK 0 3713 0
EUR 27149 27199 27904
GBP 32174 32224 32976
HKD 0 3185 0
JPY 173.21 173.71 179.22
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.023 0
MYR 0 5887 0
NOK 0 2368 0
NZD 0 15069 0
PHP 0 414 0
SEK 0 2395 0
SGD 18831 18881 19433
THB 0 699.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8000000 8000000 8200000
XBJ 7400000 7400000 7800000
Cập nhật: 17/09/2024 15:45