PV GAS đồng hành cùng chương trình “Năng lượng và Cuộc sống 2023”
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), chúng ta sẽ ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời “tự sản, tự tiêu”. Trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở kinh doanh tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào điện lưới quốc gia. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong chương trình Năng lượng và Cuộc sống thông qua chia sẻ của chuyên gia.
Quy hoạch điện VIII đã đặt ra một yêu cầu về cơ cấu điện năm 2030 của nước ta sẽ có sự điều chỉnh theo hướng nâng mạnh tỷ trọng điện năng lượng tái tạo lên tổng năng lượng tiêu thụ của nước ta. Cụ thể, chúng ta sẽ sản xuất điện gió trên bờ chiếm khoảng 14,5% tổng công suất, sản xuất điện gió ngoài khơi chiếm khoảng 8,5% tổng công suất. Như vậy, công suất điện gió chiếm tới 23% tổng công suất điện tới năm 2030. Điện mặt trời chiếm khoảng 8,5%, điện thủy điện chiếm khoảng 19,5%. Toàn bộ năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện, sẽ chiếm khoảng trên 50%. Trong đó, điện mặt trời tự sản tự tiêu thông qua hộ gia đình, doanh nghiệp áp mái được khuyến khích, thậm chí là không có giới hạn.
Chương trình “Năng lượng và Cuộc sống 2023” - chủ đề “Điện mặt trời tự sản tự tiêu” |
Theo chuyên gia, chiến lược phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu mang lại lợi ích tổng thể chung cho cả quốc gia, cả doanh nghiệp cũng như người dân. Đối với doanh nghiệp, khi chủ động được nguồn năng lượng mặt trời áp mái, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được giá điện và sử dụng theo nhu cầu của mình. Đây là một trong những lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phương án cho vấn đề năng lượng mặt trời chỉ chiếu sáng 12 giờ trong ngày hoặc trong những ngày nắng và tăng khả năng dự trữ điện, tự chủ trong vấn đề nguồn điện. Bên cạnh đó, khi tự chủ được vấn đề nguồn điện, doanh nghiệp sẽ ổn định điện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ở góc độ quốc gia, khi doanh nghiệp tự chủ động được nguồn điện mặt trời tự sản tự tiêu, áp lực về tổng cầu điện quốc gia đặc biệt là áp lực với Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia sẽ được giảm tải. Khi năng lượng tái tạo phát triển, việc tổ hợp tác hay hợp tác xã về điện theo lĩnh vực chỉ có sản xuất và phân phối điện có xu hướng sẽ tăng trưởng và phù hợp trong bối cảnh thời gian tới.
Khi đứng trước một vấn đề mới có rất nhiều ích lợi, nhưng đi kèm với đó chúng ta sẽ không tránh được những bất cập, những vấn đề còn vướng mắc. Để theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích trong cuộc sống, quý vị đón xem Chương trình Năng lượng và Cuộc sống vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
N.H
Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời |
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra điện mặt trời mái nhà |
Bộ Công Thương duyệt giá tạm cho 60 dự án năng lượng tái tạo |
-
[VIDEO] Sửa đổi Luật Điện lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Vinh danh 6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024
-
TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi
-
Nghệ An xác định khu đất 210 ha cho dự án Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập
-
[Video] Tọa đàm Năng lượng cho phát triển
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi