Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát triển điện gió: Cần mức giá hợp lý

10:16 | 03/03/2014

847 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng tại Việt Nam thì phát triển nguồn điện gió là một trong những hướng đi khả quan. Tuy nhiên, để điện gió được phát triển vững chắc, thu hút các nhà đầu tư tham gia thì đòi hỏi cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc tồn tại.

Năng lượng Mới số 300

Vào tháng 1/2014 vừa qua, theo nguồn tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, có khả năng sẽ thu hồi Dự án Nhà máy Điện gió Phước Hữu (có công suất 50MW, tổng vốn đầu tư khoảng 1.495 tỉ đồng) ở Ninh Thuận vì chậm tiến độ 4 năm. Qua tìm hiểu thì Công ty TNHH Đầu tư phát triển điện gió Phước Hữu vẫn chưa hoàn tất thủ tục đất đai, xây dựng để triển khai khởi công, tức là chậm 4 năm so với tiến độ ghi tại giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành trong 2 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (21/8/2009).

Nhà máy điện gió trên đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận

Có thể thấy rằng, việc đầu tư của doanh nghiệp vào các dự án điện gió trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khả năng điện gió tại Việt Nam có thể khai thác thương mại khoảng 7.000-8.000MW. Trong khi đó, theo chiến lược phát triển năng lượng điện gió thì dự kiến đến năm 2020 nước ta sẽ đạt 1.000MW điện gió (chiếm 1,5% tổng lượng điện) và đến năm 2030 sẽ có khoảng 6.200MW (chiếm 4,5% tổng lượng điện). Kế hoạch trên là một thách thức rất lớn vì hiện nay tổng công suất điện gió của cả nước chỉ mới có 54MW.

Mới đây, trong hội thảo về phát triển điện gió do Bộ Công Thương và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp tổ chức tại TP HCM, ông Phạm Trọng Thực (Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương) cho rằng, việc phát triển điện gió tại Việt Nam đang gặp những thách thức lớn như khó khăn về nguồn tài chính, thiếu chuyên gia đầu ngành, chuyên gia tư vấn, không có công nghệ nên rất cần sự hỗ trợ từ các nước, các nhà cung cấp thiết bị.

Theo nhận định, các khoản tín dụng dành cho điện gió và năng lượng tái tạo từ các tổ chức quốc tế và tư nhân là khá lớn, nhưng doanh nghiệp Việt Nam rất khó tiếp cận. Với những cơ hội vay vốn từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì lại rất ngại thẩm định những nguồn vốn vay cho các dự án điện gió vì không muốn bị rủi ro.

Riêng về chính sách hỗ trợ điện gió, Chính phủ đã và đang từng bước hỗ trợ cho các nhà đầu tư như Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch Sơ đồ điện VI, VII của Bộ Công Thương. Chính phủ đã có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư về năng lượng gió, như yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm mua điện gió với hợp đồng kéo dài 20 năm chưa tính thời gian gia hạn. Giá mua điện gió trên bờ là 7,8 UScents/kWh (đã bao gồm thuế VAT) và 9,8 cent/kWh đối với dự án điện gió trên biển. Ngoài ra, các nhà đầu tư khi nhập nguyên liệu, thiết bị, máy móc để sản xuất điện gió cũng được miễn thuế cùng các hỗ trợ khác… Thế nhưng, như thế vẫn chưa đủ để thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực điện gió.

Nhiều nhà đầu tư vẫn còn ngần ngại khi nhảy vào lĩnh vực điện gió tại Việt Nam vì mức giá bán điện gió thấp, khả năng hoàn vốn sẽ kéo dài nhiều năm. Theo họ, với mức giá bán điện gió 7,8 UScents/kWh của Việt Nam thì mới chỉ bước đầu hỗ trợ phát triển điện gió mà chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư và các đối tác khác. Họ đưa ra con số so sánh như tại Philippines giá bán điện gió là 12-20 UScents/kWh, Thái Lan và Indonesia là 18 UScent/kWh. Chính vì vậy mà một số nhà đầu tư đã đề xuất cần đưa ra lộ trình tăng giá mua điện gió lên trên 10 cent/kWh vào năm 2015 và trên 12 cent/kWh vào năm 2017. Riêng giá điện gió trên biển phải ở mức 13,5 cent/kWh.

Nói về vấn đề điều chỉnh giá bán điện gió, Vụ trưởng Phạm Trọng Thực cho rằng, nếu giá mua bằng với các nước trên thế giới thì rất khó cân đối để đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, sẽ có cân nhắc, có lộ trình, để vừa đảm bảo cho các nhà đầu tư có lợi nhuận, vừa đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đất nước.

Trong một lần trao đổi với phóng viên Năng lượng Mới về phát triển điện gió, ông Phạm Cương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Tái tạo Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power RE, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power, là chủ đầu tư nhà máy điện gió trên đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận) cho rằng: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá thành điện gió. Về chủ quan như công nghệ, nhập khẩu thiết bị, vị trí lắp đặt, khảo sát lập dự án đầu tư... Về khách quan như thời tiết, chu kỳ thay đổi mùa, tốc độ gió hằng năm là yếu tố rất quan trọng để tăng sản lượng điện. Trong điều kiện hiện nay thì chúng ta có thể chỉ khắc phục được một phần nhỏ, tỷ trọng thấp để giảm giá thành hay tiết kiệm bao gồm đầu tư khảo sát phân tích chính xác về tiềm năng gió tại khu vực có chủ trương đầu tư và đã được quy hoạch của Bộ Công Thương.

Để giảm giá thành đầu tư vào các dự án điện gió, theo ông Phạm Cương thì có thể nội địa hóa được một số vật tư, thiết bị lắp đặt như cột tháp chế tạo trong nước, các thiết bị cáp, trạm biến áp và một số thiết bị cho hệ thống đường dây. Ngoài ra, cần chủ động thuê thiết bị lắp đặt có sẵn trong nước, hạn chế việc phải thuê thiết bị và chuyên gia nước ngoài và đặc biệt giảm thiểu ảnh hưởng sự độc quyền của các nhà cung cấp thiết bị chính. Muốn vậy chúng ta phải chủ động đào tạo nhân lực để được chuyển giao công nghệ lắp đặt, vận hành…

Thế Vinh