Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

11:05 | 30/03/2023

360 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 30/3, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì và tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.

Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”là hoạt động hướng tới việc cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội nganh nghề, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý. Hội thảo là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, thay mặt Bộ Công Thương, đồng chí Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, phát triển liên kết vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng đồng bằng sông Hồng
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội thảo.

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã xác định “phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng”. Đồng thời, định hướng phát triển các Vùng theo hướng: "Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".

Với Vùng đồng bằng sông Hồng, đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Trong những năm qua một số địa phương trong Vùng đồng bằng Sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước (điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…). Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước. Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng đồng bằng sông Hồng
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận - tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế. Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư. Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh và chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có.

Thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng: là đầu mối giao thông, cửa ngõ chuyển tiếp giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng trung du, miền núi phía Bắc tạo luồng lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đồng thời, cần có các giải pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm quy mô lớn; tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi xuất khẩu xanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Hội thảo, với 2 phiên gồm Phiên 1: Để đồng bằng sông Hồng là vùng động lực tăng trưởng của cả nước và Phiên 2: Liên kết phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ, các ý kiến phát biểu đã tập trung vào các nội dung:

Thu hút đầu tư hạ tầng vào Vùng đồng bằng sông Hồng để tạo lực đẩy phát triển; tăng cường liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại vùng đồng bằng sông Hồng; giải pháp phát triển thị trường trong nước, góc nhìn từ liên kết nội vùng; giải pháp liên kết các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng để phát triển mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu…

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng đồng bằng sông Hồng
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các tham luận, trao đổi cũng tập trung đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết thương mại dịch vụ phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; kinh nghiệm liên kết phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch vùng miền; đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng miền vào hệ thống phân phối.

Các ý kiến tham luận trao đổi đều thống nhất với những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các giải pháp nêu ra tại Nghị quyết số 14 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó đi sâu phân tích, làm rõ thêm các cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp trong Vùng đồng bằng sông Hồng. Các ý kiến phát biểu tham luận đều nhất trí cho rằng, Vùng đồng bằng sông Hồng phải thực sự là Vùng đi đầu cả nước về liên kết nội vùng và ngoại vùng.

Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt UBND tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, Thái Bình có lợi thế về lực lượng lao động đông, trẻ được đào tạo; con người Thái Bình năng động, thân thiện, dễ hòa đồng; được xác định là những tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội.

Thời gian qua, Thái Bình đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng Khu kinh tế, các khu công nghiệp và hạ tầng giao thông kết nối trọng điểm liên vùng, khắc phục dần sự chia cắt do đặc điểm địa lý. Tỉnh cũng chủ động nhận diện và tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong thu hút đầu tư; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng...

Thành Công

TKV triển khai thăm dò than tầng sâuTKV triển khai thăm dò than tầng sâu
Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông HồngQuảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển Vùng Đồng bằng sông HồngKhai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng