Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát hiện loại enzyme giúp xử lý 1 tấn rác thải nhựa trong vài giờ

17:45 | 15/04/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một nhóm nhà khoa học vừa chế tạo thành công loại enzyme đột biến có khả năng phân hủy nhựa vô cùng tiềm năng.
phat hien loai enzyme giup xu ly 1 tan rac thai nhua trong vai gio

Theo đó, loại enzyme đặc biệt này có thể phân hủy chai nhựa thành những khối nhựa nhỏ, loại vật liệu có thể được dùng trong sản xuất chai nhựa cao cấp.

Nghiên cứu khoa học mới được đăng tải trên tạp chí Nature nói về nguồn gốc và cách thức enzyme đột biến này làm nên điều kỳ diệu. Nghiên cứu bắt đầu với thông số của 100.000 vi sinh vật tiềm năng, trong số đó có loài khuẩn sinh trưởng trong đám lá khô đang phân hủy (đã được phát hiện từ năm 2012).

Giáo sư Alain Marty thuộc Đại học Toulouse, Pháp, cũng là trưởng ban khoa học của Carbios cho hay: "Chúng tôi đã hoàn toàn quên mất nó, nhưng hóa ra đây lại là thứ tốt nhất ta có".

Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích loại enzyme mà loài khuẩn trên thải ra, ép nó đột biến để tăng cường khả năng phân hủy nhựa PET - vốn là chất hóa học làm nên chai nhựa. Loại enzyme này vẫn hoạt động ổn định ở nhiệt độ 72 độ C, điểm được cho là gần như hoàn hảo để vật chất phân hủy nhanh chóng.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng enzyme được gây đột biến để phân hủy 1 tấn chai nhựa. Kết quả là 90% lượng rác nhựa bị tiêu hủy chỉ sau khoảng 10 giờ. Sau đó, số chất thải này sẽ được tái sử dụng để làm ra loại chai nhựa đạt tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh thực phẩm.

Carbios là công ty đứng sau nghiên cứu mang tính đột phá kể trên. Công ty này đã lên kế hoạch tái chế chai nhựa ở quy mô công nghiệp trong vòng 5 năm tới.

Hiện, hãng nước giải khát, đồ ăn vặt Pepsi và hãng mỹ phẩm L’Oréal được cho là đã bắt tay với Carbios để cùng nghiên cứu sản xuất loại enzyme mới.

Thực tế, rác thải nhựa hiện có mặt ở khắp nơi trên Trái đất. Nếu loại enzyme mới thành công ở quy mô công nghiệp, có thể giúp cắt giảm đáng kể lượng nhựa thải ra môi trường mỗi năm.

Được biết, Carbios đã ký hợp đồng với công ty công nghệ sinh học Novozymes, đơn vị có khả năng sản xuất enzyme đặc biệt trên từ nấm, với chi phí sản xuất chỉ bằng 4% chi phí làm ra nhựa mới nguyên từ dầu thô.

Giá thành của loại nhựa PET tái chế bằng phương pháp mới cao hơn giá của nhựa mới nguyên, do chi phí thu thập và làm nóng nhựa trước khi thêm enzyme phân giải vẫn còn cao. Song, Tổng giám đốc Carbios, Martin Stephan nhận định, giá nhựa tái chế cấp thấp hiện đang rất cao do thiếu nguồn cung, nên công nghệ này vẫn có chỗ đứng.

Ông Stephan nói: "Chúng tôi là công ty đầu tiên giới thiệu công nghệ này với thị trường. Mục tiêu của chúng tôi là đi vào hoạt động trong khoảng năm 2024-2025, ở quy mô công nghiệp".

Bảo Lam

Guardian