OPEC+ cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày
OPEC+ bất ngờ hoãn cuộc họp đến ngày 30/11 |
OPEC+ xem xét cắt giảm dầu sâu hơn |
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê-út Abdulaziz bin Salman (giữa) trong một cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo khác trong liên minh OPEC |
Động thái này có thể sẽ khiến giá dầu tăng cao hơn này có khả năng sẽ được công bố vào thứ Năm tại cuộc họp trực tuyến của OPEC+. Cuộc họp ban đầu dự kiến diễn ra vào tuần trước đã bị hoãn lại do những bất đồng về sản lượng khai thác.
Một thỏa thuận cắt giảm thêm không được đảm bảo và kế hoạch này đang gặp phải sự phản đối đáng kể trong OPEC. Các đại biểu cho biết rằng việc gia hạn hầu hết các hạn chế sản lượng hiện có là kịch bản có khả năng xảy ra nhất, nhưng các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục.
Ả Rập Xê-út vào tháng 6 đã cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng, trong một động thái đơn phương như một phần của thỏa thuận với các thành viên khác của nhóm. Bất kỳ sự cắt giảm nào được công bố hôm thứ Năm sẽ được bổ sung vào những thỏa thuận được công bố vào tháng Sáu.
Các đại biểu cho biết Ả Rập Xê-út, nhà khai thác dầu lớn nhất thế giới, ủng hộ việc cắt giảm mới.
Giá dầu tăng sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin về các cuộc đàm phán về khả năng cắt giảm. Brent, hợp đồng được giao dịch nhiều nhất nhất, tăng khoảng 1,5% lên hơn 82 USD/thùng.
Các nhà phân tích cho biết mức cắt giảm trên lớn hơn hầu hết các dự báo.
“Tôi đã mong đợi con số nửa triệu thùng; 1 triệu là khá lạc quan và chúng ta có thể thấy điều đó khi giá dầu tăng lên. Việc cắt giảm 1 triệu “không nhất thiết đẩy giá lên 90 USD/thùng trở lên nhưng sẽ ngăn giá giảm xuống dưới 80 USD”, ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa chính tại SEB, cho biết.
Bất đồng nội bộ
Nigeria và Angola, hai nhà khai thác dầu lớn nhất châu Phi, đã phản đối việc hạ hạn ngạch riêng của họ, điều mà các báo cáo của OPEC cho rằng đã phóng đại năng lực khai thác của họ. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng được cho là không muốn cắt giảm sản lượng.
Bất kỳ sự cắt giảm bổ sung nào, nếu được chấp thuận, có thể sẽ đối mặt với sự chỉ trích từ Mỹ, nước đã lên án 13 nước thành viên OPEC và 10 đồng minh do Nga dẫn đầu vì đã đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào năm ngoái. Nhà Trắng gọi quyết định của cái gọi là liên minh OPEC+ là thiển cận và cho rằng nhóm này đang tích cực ủng hộ việc Nga xung đột với Ukraine.
Các đại biểu cho biết xung đột ở Trung Đông đã không được đưa ra trong các cuộc đối thoại của OPEC.
Các cuộc đàm phán của OPEC cũng diễn ra khi các nhà lãnh đạo chính trị và công nghiệp toàn cầu đến Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc, nơi vai trò của các nước khai thác dầu lớn trong việc giảm phát thải sẽ lại là chủ đề thảo luận chính.
Theo Goldman Sachs, Ả Rập Xê-út, quốc gia đã bắt tay vào một chương trình đầy tham vọng, bao gồm cả một thành phố mới khổng lồ trên sa mạc, cần giá dầu ở mức 88 USD/thùng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Ông Robert Yawger, giám đốc điều hành năng lượng tương lai tại Mizuho Securities USA, dự đoán giá dầu Brent sẽ tăng trở lại khoảng 90 USD/thùng và giá dầu WTI lên khoảng 85 USD/thùng nếu OPEC+ thực hiện cắt giảm thêm.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Ả Rập Xê-út sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các thành viên khác đăng ký cắt giảm thêm và thực hiện chúng.
Đỗ Khánh
Wall Street Journal
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế ngày 5/11: Giá dầu chịu tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
Tin Thị trường: Một loạt những yếu tố có thể tác động tới giá dầu thế giới
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
-
Ngân hàng Thế giới dự báo giá dầu giảm kỷ lục vào năm 2025
-
Giá dầu hôm nay (5/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần
-
Nguồn cung dầu của Libya phục hồi làm tăng đáng kể sản lượng của OPEC
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế ngày 5/11: Giá dầu chịu tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực