Ô nhiễm khói xe góp phần gây bệnh béo phì ở trẻ em
Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã phải tiếp xúc với khí ô nhiễm ở mức độ cao của nitơ dioxide, được phát ra bởi động cơ diesel dẫn đến việc tăng cân nhanh hơn đáng kể ở trẻ.
Ô nhiễm nitơ dioxide xảy ra ở hầu hết các khu vực đô thị nước Anh. Chất gây ô nhiễm cũng đã ảnh hưởng tới nhiều thành phố ở châu Âu và trên toàn thế giới.
Jeniffer Kim, thuộc trường Đại học Nam California, người đứng đầu nghiên cứu mới cho biết: “Những năm đầu tiên của cuộc đời là giai đoạn phát triển nhanh chóng của nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể và định hình sự phát triển tương lai của cơ thể.”
“Chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ chú ý đến nơi con cái thường có mặt, đặc biệt xem xét những khu vực này có gần những con đường chính hay không.”
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiết lộ rằng, có 90% trẻ em trên thế giới đang hít thở không khí không an toàn, một tình trạng được cho rằng “không thể tha thứ” được đối với những người có trách nhiệm. Lo ngại về tác động của không khí độc hại đối với sức khỏe của trẻ em đang tăng lên khi kết quả nghiên cứu cho thấy sự tổn hại nghiêm trọng lâu dài đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy không khí độc hại làm tăng đáng kể nguy cơ sinh trẻ bị nhẹ cân, và điều đó sẽ dẫn đến tổn thương sức khỏe suốt đời. Những trường hợp khác liên quan đến ô nhiễm không khí với dị tật bẩm sinh, trẻ tử vong khi ngủ, v.v… và bằng chứng trực tiếp đầu tiên về các hạt ô nhiễm trong nhau thai của các bà mẹ cũng đã được tiết lộ.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Health, dựa trên việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của 2.318 trẻ em sống ở miền nam California, cho thấy rằng các công trình được xây dựng cùng với ô nhiễm giao thông là một nguy cơ chính gây nên bệnh béo phì ở trẻ.
Nghiên cứu đã điều tra về tác động của việc ô nhiễm không khí từ những con đường chính, nơi các loại xe tải chạy bằng dầu diesel. Ở độ tuổi lên 10, trẻ em bị ảnh hưởng môi trường ô nhiễm sớm thì cân nặng của trẻ thường tăng cao hơn trung bình gần 1kg so với những trẻ tiếp xúc ít với môi trường ô nhiễm. Các nhà khoa học cũng đã xem xét một loạt các yếu tố khác, bao gồm giới tính, sắc tộc và giáo dục cha mẹ, cũng như chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng thế nào đến tình trạng béo phì.
Tuy nhiên, phổ biến nhất là tình trạng viêm các cơ quan nội tạng như viêm phổi có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, và cả não bộ, điều chỉnh sự thèm ăn và thay đổi sự trao đổi chất béo trong cơ thể trẻ. Như vậy, độc tố hít vào phổi lại gây ảnh hưởng đến các tế bào chất béo trên khắp cơ thể.”
Bạn có biết: Du khách béo phì bị cấm sử dụng dịch vụ cưỡi lừa ở Hy Lạp? |
Mũi tiêm duy nhất chữa khỏi cả béo phì và tiểu đường |
Đặng Thanh (Theo The Guardian)
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất