Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nông nghiệp vẫn là cốt lõi của an sinh xã hội

17:13 | 24/12/2011

415 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thay mặt Thủ tưởng và Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã nhiệt liệt biểu dương những kỳ tích mà ngành Nông nghiệp đạt được trong năm 2011, giữa bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới chao đảo bởi khủng hoảng đầu tư công…

Tới dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị triển khai triển khai công tác ngành nông nghiệp 2012 tổ chức ngày hôm nay (24/12), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tái khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi nông nghiệp, nông thôn và nông dân là gốc rễ của mọi nguồn lực xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao thành tích của ngành nông nghiệp trong năm 2011.

“Những lúc đất nước khó khăn, chúng ta càng nhận thấy sự quan trọng của nông nghiệp. Hãy bắt đầu từ sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Năm 2011, ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng 2,9%, và nếu so với dự báo 1,5% cho năm 2011 thì con số đó quả là ấn tượng, gần gấp đôi,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh. “Thành tích của ngành nông nghiệp góp phần rất lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn, giúp Chính phủ hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng chung.”

Đồng chí Phó Thủ tướng đánh giá cao thực tế giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản đứng đầu với giá trị tăng 6,39%, tiếp đó là lâm nghiệp, nông nghiệp. Đặc biệt, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt thành công vượt xa mong đợi. Ước cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29% (trên 5 tỷ USD) so với năm 2010. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần tích cực giảm nhập siêu cho cả nước.

Trong năm 2011 ngành nông nghiệp có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản (6,1 tỷ USD), đồ gỗ (4,1 tỷ USD), cao su (3,3 tỷ USD). Ngoài ra một số mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như cà phê 2,7 tỷ USD, hạt điều trên 1,5 tỷ USD… Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên nông, lâm, thủy sản trong nước, nhất là những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu được tiêu thụ khá thuận lợi với giá cao, kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân.

Thống kê cho thấy, năm 2011, sản lượng lúa ước đạt 42,2 triệu tấn, tăng trên 2,2 triệu tấn so với năm 2010, xuất khẩu đạt 7,17 triệu tấn gạo. Sản lượng các loại nông lâm thủy sản khác đều tăng so với năm 2010. Ước đạt cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 25 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2010.

Lúa gạo năm nay được mùa lớn. Ảnh: Bảo Sơn.

Đề cập đến các nhiệm vụ trong năm 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện KH Nông nghiệp Việt Nam đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa tới hiệu quả của việc đưa khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp. Hiện kinh phí dành cho khoa học hàng năm ở các địa phương mới chỉ sử dụng hết khoảng 30% do còn nhiều mặt hạn chế. Đối với lĩnh vực dạy nghề cho lao động nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần sớm có những hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, gắn với thực tế người nông nông dân.

Trong tham luận đáng chú ý của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn, bà Lê Thị Thanh Nhàn, một hướng mới khả thi cho nông sản Việt Nam được mở ra, đó là nhu cầu nông sản sạch từ thị trưởng Trung Quốc có xu hướng tăng đột biến từ giữa năm 2011. Theo bà Nhàn, vướng mắc lớn nhất của ngành nông nghiệp là chưa có một hệ thống kho bãi, bảo quản nông sản ở vùng biên, dẫn đến tình trạng.

“Lạng Sơn sẵn sàng trở thành điểm trung chuyển cho ngành nông nghiệp, làm bàn đạp tiến vào thị trường rộng lớn như Trung Quốc. Theo thông tin tôi nắm được, 3 tháng mùa đông, toàn bộ miền Bắc Trung Quốc gặp khó khăn thật sự với rau sạch. Còn ở miền Nam, du lịch Trung Quốc phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo nhu cầu lương thực, thực phẩm nói chung tăng mạnh những tháng gần đây. Đây là một cơ hội, nhưng cũng là thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam, vốn được thời tiết hết sức ủng hộ,” bà Nhàn khá tâm huyết với thị trường "hàng xóm”.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, vấn đề tái cơ cấu các ngành sản xuất, lựa chọn phát triển các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế của các vùng, miền, trong đó chú trọng phát triển thủy sản, chăn nuôi, đẩy mạnh công nghiệp bảo quản, chế biến gắn với các hoạt động thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng vẫn là chương trình chủ đạo trong năm 2012.

“Chương trình nông thôn mới cũng tiếp tục triển khai mạnh mẽ nhằm đạt mục tiêu hơn 90% số xã có quy hoạch chung được phê duyệt. Chương trình này sẽ ưu tiên các hoạt động phát triển sản xuất tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, ngành sẽ tập trung phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất và phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu,” Bộ trưởng khẳng định. “Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch năm 2012 tập trung vào 3 nhóm: chuyển đổi cơ cấu đầu tư; đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế và tiếp tục đổi mới về thể chế chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông thôn.”

Hữu Tùng