Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nói thủy điện An Khê – Kanak “giết” sông có đúng?

10:50 | 07/04/2013

1,087 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Số liệu thủy văn cho thấy, lưu lượng nước đổ về chỉ đạt 0,78 m3/s xả về hạ du của hồ thủy điện An Khê – Kanak lại duy trì dòng chảy 4 m3/s.


Thủy điện An Khê - Kanak đã đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn tác động môi trường được phê duyệt.

Thời gian qua, những nhận định cho rằng các nhà máy thuỷ điện đang “giết” sông đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội. Đáng chú ý, trong một số bài viết gần đây, báo Tuổi trẻ đã lấy dẫn chứng: Thủy điện An Khê – Kanak đang bị 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên phản ứng gay gắt về việc xã nước trả lại sông Ba sau đập An Khê quá ít so với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và không đủ duy trì “sự sống” cho dòng sông.

Để làm rõ vấn đề này, Petrotimes đã có trao đổi với các cơ quan chức năng và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, các ý kiến nhận định, phân tích qua những con số đều cho thấy, đây là nhận định hết sức sai lầm, mang tính chất quy kết.

Theo có quan thủy văn, việc chuyển nước của 1.246 km2 thuộc lưu vực sông Ba sang sông Côn sẽ làm cho lưu vực này mất đi chỉ khoảng 9% lượng nước đến hàng năm, như vậy việc chuyển nước sang Sông Côn (9%) không làm ảnh hưởng lớn đến lưu lượng nước chuyển về hạ lưu.

Cũng trong một báo cáo chuyên ngành được EVN thống kế nhiều năm nay thì, hu vực xây dựng dự án khí hậu thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng 2 và 3 là thời kỳ khô hạn nhất, lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm, có tháng không có mưa.

Mùa mưa 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn ở vùng Tây Trường Sơn vào tháng 8, tháng 9 và khu trung gian vào tháng 9 và tháng 10. Đặc biệt vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam tạo cho vùng có mùa mưa dài hơn mùa mưa phía Tây Trường Sơn 1 tháng (tháng 5 đến tháng 11).

Vùng hạ lưu Sông Ba chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường Sơn, thời tiết cũng được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài 9 tháng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9. Có hai thời kỳ kiệt nhất vào tháng 3 và  tháng 7 tháng 8. Lượng mưa những tháng này chỉ chiếm 30-35% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa bắt đầu từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12 và kéo dài tới trung tuần tháng 1. Mùa mưa trùng với gió mùa Đông Bắc và bão muộn hoạt động ở biển Đông nên lượng mưa thường khá lớn chiếm khoảng  65-70% lượng mưa năm.

Dòng chảy mùa kiệt nước trên lưu vực sông Ba có 2 thời kỳ kiệt khác nhau là tháng 3, tháng 4 và tháng 7, tháng 8 ( đối với vùng hạ lưu). Dòng chảy nhỏ nhất trên sông Ba thường rất bé. Vùng thượng nguồn đạt 0,19 l/s/km2 và Củng Sơn đạt 0,925 l/s/km2 (P = 95%). Đặc biệt mùa cạn năm 1983 trên sông Ba, lưu lượng nhỏ nhất chỉ đạt 7,73 m3/s hay Mmin = 0,60 l/s/km2 (tại Đồng Cam).

Còn theo số liệu thủy văn thống kê trong 32 năm từ năm 1967 đến 2000 cho thấy, tháng 3 và tháng 4 là tháng kiệt nhất trong năm nhưng trong tháng 4 là tháng kiệt hơn so với tháng 3. Năm 1983 là năm kiệt nhất, lưu lượng tháng 4 đạt 0.53 m3/s và có tới 4 năm lưu lượng đạt 1,1 đến 1,2 m3/s. Trong năm 2013, lưu lượng nước đo được là: tháng 01/2013: 1,27 m3/s; tháng 02/2013: 0,69 m3/s; tháng 03/2013: 0,38 m3/s; thậm chí, có ngày, lưu lượng nước chỉ đạt 0,16 m3/s.

Trong khi đó, EVN cho biết, lưu lượng nước xả về hạ du của thủy điện An Khê – Ka Nak luôn đạt 4 m3/s, đáp ứng tiêu chuẩn dòng chảy tối thiểu và tuân thủ theo quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Bộ trưởng Bộ TN-MT tại Quyết định số 108/QĐ-BTNMT ngày 29/01/2007.

Với những con số thông kê trên, các cơ quan chức năng, chuyên môn cho rằng: Hiện tượng trên sông Ba là do ảnh hưởng của khí hậu chứ không phải do thuỷ điện.

Số liệu của EVN cũng cho thấy, bản thân thủy điện An Khê - Kanak cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lưu lượng nước về hồ chỉ đạt 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng điện trong quý I chỉ đạt khoảng 40 triệu kWh, bằng 23% kế hoạch quý (5,7% kế hoạch năm).

Thanh Ngọc