Những người giữ điện cho đảo
Thi công kéo cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cù Lao Chàm |
Thời gian trước, Cù Lao Chàm được cấp điện chủ yếu bằng các tổ máy diesel vận hành luân phiên, với nguồn điện không ổn định như vậy đã kìm hãm sự phát triển kinh tế trên đảo trong một thời gian khá dài.
Để rồi từ tháng 9 năm 2016, tuyến cáp ngầm 22kV xuyên biển dài hơn 15km với tổng mức đầu tư hơn 484 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và vốn của Tổng công ty Điện lực miền Trung đã được hoàn thành, chính thức đưa điện lưới quốc gia ra Cù Lao Chàm, mang đến nhiều cơ hội phát triển cho người dân trên đảo.
Để vận hành an toàn tuyến cáp ngầm xuyên biển và hệ thống lưới điện trên địa bàn có địa hình khá phức tạp, khí hậu khắc nghiệt (giông lốc, bão lụt, sương muối, nhiễm mặn), thường xuyên bị động vật trong khu bảo tồn xâm hại… là một áp lực không nhỏ đối với Đội quản lý điện tổng hợp Tân Hiệp, cũng như Điện lực Hội An.
Theo lời chia sẻ của anh Huỳnh Viết Hải - Đội trưởng Đội quản lý điện tổng hợp Tân Hiệp cho biết, để ra đảo thì anh em trong Đội phải gửi xe tại bãi gần cảng Cửa Đại để di chuyển ra đảo Cù Lao Chàm bằng tàu cá. Thời tiết ở đảo cũng rất khắc nghiệt, vào mùa hè bên cạnh cái nắng nung người, rát bỏng da thịt, thì việc thường xuyên thiếu nước ngọt sinh hoạt làm cuộc sống trên đảo thêm phần khó khăn. Để có nước thì anh em trong Đội phải đi mua với giá cao hơn rất nhiều lần so với ở đất liền hoặc dùng nước bình mang theo, lương thực trên đảo cũng rất đắt đỏ. Kể đến đó thôi, chúng ta có thể phần nào hình dung được sự vất vả của các anh khi công tác trên đảo, nhưng có lẽ vì lòng yêu nghề và nhiệt huyết với công việc mà khi bộc bạch về những khó khăn thì các anh vẫn nở nụ cười, không một chút than thở.
Công tác lưới hằng ngày của Đội quản lý điện tổng hợp Tân Hiệp |
Công việc của các anh những ngày bình thường đã vất vả, lúc mưa bão lại càng vất vả hơn. Với quân số chỉ vỏn vẹn 04 người, các anh phải tăng cường ca trực và đi nhiều ngày hơn. Như đợt mưa bão năm 2020, có anh bị kẹt lại trên đảo hơn một tháng trời. Tuy thế các anh vẫn không ngại, mặc mưa hay nắng, mặc ngày hay đêm vẫn kiên trì với công việc của mình để khắc phục, sửa chữa lưới điện, với mong muốn cấp điện liên tục, an toàn cho người dân. Đa số các anh tuổi đời còn rất trẻ, nhiều khi ở trên đảo dài ngày rất thương nhớ gia đình nhưng vì nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công việc nên các anh đều cố gắng vượt qua.
“Đội nắng, trắng đêm” là cụm từ dễ hình dung nhất về công việc của người thợ điện. Phải có bản lĩnh vững vàng, lòng yêu nghề, yêu ngành và sức khỏe tốt, những người thợ điện mới có thể bám đường dây, bám trạm, giữ dòng điện thông suốt. Một ngày làm việc của các anh không chỉ có 8 tiếng, mà có thể kéo dài tới 12 đến 16 tiếng. Hình ảnh các anh với bộ trang phục áo cam thật sự đã rất gần gũi, thân quen và để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người dân ở đảo. Mong các anh, những người đồng nghiệp nơi hải đào của chúng tôi, luôn mạnh khỏe, luôn vững tin, yêu nghề và cảm ơn sự đóng góp của các anh đối với sứ mệnh duy trì dòng điện ngày an toàn, tin cậy phục vụ nhân dân trên đảo.
Nguyễn Văn Tuấn (EVNCPC)
Hy sinh thầm lặng, giữ nguồn điện ổn định |
Thợ điện mùa nắng |
Thợ điện trong tâm dịch COVID-19 |
Nhận từ cái nắng Tây Nguyên |
Đầu xuân tản mạn về nghề điện |
-
Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân
-
Khám phá các giải pháp năng lượng thông minh của Eaton tại VIMF 2024
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện khí LNG cần phải theo cơ chế thị trường
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng