Những ca khúc ăn khách nhất của Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 |
'Không'
Nhắc đến Nguyễn Ánh 9 không thể không nhắc tới ca khúc nổi tiếng "Không". Ca khúc này được viết trong thời điểm khi ông đi diễn cùng Khánh Ly vào những năm 1969-1970, khi Khánh Ly hỏi: "Còn thương nó không bạn?" - "nó" ở đây tức người yêu cũ của nhạc sỹ; và thế là những giai điệu “Không, tôi không còn yêu em nữa…” đã vang lên.
Về tới Sài Gòn, Khánh Ly được mời hát 2 ca khúc trong chương trình nhạc hội. Một là ca khúc Diễm xưa của Trịnh Công Sơn, còn ca khúc thứ 2 Khánh Ly không biết chọn bài nào. Khánh Ly gợi ý: “viết thêm cái gì "không, không" đó, nghe được đấy”, thế là nhạc sĩ viết thử. Đâu ngờ ca khúc Không trở nên ăn khách. Lúc đó, Khánh Ly ra đĩa ca khúc bán chạy như tôm tươi.
Và “Không” cũng chính là bài hát đầu tiên dẫn dắt Nguyễn Ánh 9 vào con đường sáng tác, kể về một mối tình thơ dại dở dang. Đây cũng chính là kỷ niệm mà Nguyễn Ánh 9 muốn lưu giữ mãi trong trái tim, tình cảm của mình.
Trong đêm nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vào ngày 17/5/2015 mang tên Kỷ niệm, ông đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt về ca khúc “Không”. Ông kể, ngày đó khi ông chơi nhạc ở một nhà hàng Tây, có một ông khách người Nhật đã lên yêu cầu ông đàn bài “Ni”. Ông nói, ông không biết bài “Ni”. Vị khách người Nhật nhìn ông ngạc nhiên nói, không thể không biết vì bài hát “Ni” này nổi tiếng lắm, ở Nhật hay Hồng Kong, ai cũng biết hết, rất nhiều ca sĩ hát, có ca sĩ Đặng Lệ Quân hát ở khắp nơi.
Không ngờ, đúng 1 tháng sau, vị khách người Nhật trở lại, và việc đầu tiên khi xuống sân bay là tìm đến nhà hàng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 làm việc đưa cho ông một phong thư của nhà xuất bản âm nhạc tại Nhật. Trong thư, nhà xuất bản bày tỏ sự xin lỗi vì không biết tác giả bài hát, và họ hỏi ông lấy tác quyền ca khúc là bao nhiêu tiền?
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không thể ngờ được điều này, ông thấy họ làm một việc quá lịch sự đối với mình, rất trân trọng, ông cũng… lịch sự đáp lại rằng, lá thư này chính là tác quyền của ông rồi. Và ông chỉ đề nghị, từ sau khi xuất bản, hãy cho tên ông vào đĩa nhạc ở phần tác giả.
'Cô đơn'
Có thể nói, “Cô đơn” là một trong những ca khúc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác lâu nhất – 5 năm. Ông kể một ngày đạp xe đi làm về vào buổi đêm, ông tự ngâm nga: “Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu kỷ niệm xa xưa/Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu mộng đẹp nên thơ”.
Khi về nhà, ông viết thêm được 2 câu: “Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi/Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài”. Viết được đoạn kết bài hát, Nguyễn Ánh 9 nghĩ mãi không thể viết tiếp được phần mở đầu nên bỏ dở cho đến khi đi dự đám cưới của một học trò.
Nghe được câu chuyện tình yêu đẹp của họ từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi trưởng thành, nhạc sĩ mới chợt nảy ra lời ca cho đoạn mở bài: “Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm/Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm”. Ca khúc “Cô đơn” sau khi ra mắt đã được khán giả rất yêu thích vì rất cảm xúc, tình cảm.
'Buồn ơi, chào mi!'
Đây là bài hát nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 viết về mối tình đầu còn dang dở của mình. Mối tình đẹp như mơ của ông bị ngăn cấm dù ai cũng thấy đẹp và lãng mạn. Gia đình cô gái không đồng ý cho con mình yêu anh nhạc sĩ nghèo. Ngăn cản mãi không được, cha mẹ cô dùng kế ly gián, gây nghi ngờ, hờn giận cho hai người, rồi đưa cô gái sang Pháp sống biền biệt, xa xăm. Mối tình đầu tiên không thành đã trở thành vết sẹo găm vào ký ức của người nhạc sĩ vốn đã quá nhạy cảm và đa cảm. Bởi giữa hai người đã có quá nhiều ký ức.
Sau này, khi nhạc sĩ đã lấy vợ, sinh con, gặp lại cô gái thì mới vỡ lẽ rằng, trước đây, cô ấy bị bố mẹ giấu hết thư từ và không cho liên lạc với ông.
Đến thời điểm ấy, sau bao nhiêu năm, cô gái vẫn sống một mình cùng dư âm mối tình đầu với chàng nhạc sĩ nghèo. Dù có lúc ông kêu gọi lòng mình hãy giã từ nỗi buồn, giã từ khỏi sự thảng thốt của trái tim lỗi nhịp, nhưng không thể. Và từ đó “Buồn ơi, chào mi” đã ra đời.
'Lặng lẽ tiếng dương cầm'
Ca khúc được viết dựa trên những cảm xúc của chính nhạc sĩ về sự hy sinh của người vợ - bà Ngọc Hân. 20 tuổi, bà Ngọc Hân gác lại đam mê với sân khấu, với những bước nhảy thiết hài để toàn tâm toàn ý chăm sóc ông và gia đình.
Đến khi Nguyễn Ánh 9 quyết định rời bỏ sân khấu, nỗi nhớ những phím đàn, nỗi nhớ ánh đèn màu khiến ông bồn chồn không yên. Lúc này, ông mới hiểu vợ đã hy sinh cho mình nhiều đến mức nào. Nguyễn Ánh 9 có cảm hứng sáng tác Lặng lẽ tiếng dương cầm, đồng thời ông quyết định trở lại sân khấu.
'Mùa thu cánh nâu'
Mùa thu cánh nâu là ca khúc khá đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, khi ông sáng tác bài hát này vì tình yêu đối với thủ đô Hà Nội. Nói về tình yêu đặc biệt, sâu nặng của mình với Hà Nội, vị nhạc sỹ tài ba tâm sự: “Tôi yêu Hà Nội bằng một thứ tình yêu sâu lặng và mãnh liệt khôn cùng. Thứ tình yêu day dứt, luôn đau đáu trong tôi một “giấc mơ” được trở lại, được trải lòng mình bằng âm nhạc. Không phải bởi ở nơi ấy tôi có “nàng thơ” nào đó, mà bởi chính Hà Nội đã giúp tôi được ‘tái sinh’ với âm nhạc vào lúc tưởng như tôi sẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội được đàn, hát cho khán giả nghe nữa”.
Và “Mùa thu cánh nâu” chính là bài hát viết về mùa thu mà nhạc sĩ tâm đắc, như một lời cảm ơn Hà Nội dấu yêu: “… Em lang thang, một mình thương yêu trống vắng/ Mùa thu cánh nâu, vàng con lá sầu/ Em đi, một mình cô đơn trái chín/ Chiều lên gió cao, hú gọi tên nhau/ Em về, nghe đời nhớ/ Trên từng ngón tay cô đơn/ Nhịp chân gầy xanh/ Buồn như lá thu ngày tháng hao mòn/ Em về chiều nay, thu vàng trên tay…”.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời Theo một nguồn tin thân cận gia đình nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì nhạc sĩ này đã qua đời vào trưa nay, ngày 14/4, hưởng thọ 76 tuổi. |
Nghệ sĩ Nguyễn Ánh 9, The Glenlivet – 2 câu chuyện của niềm đam mê Là khách mời đặc biệt trong chương trình của The Glenlivet tại Presidential Club vào ngày 20/03, Nghệ sĩ Nguyễn Ánh 9 và chàng học trò cưng Huy Luân đã mang đến buổi tiệc những tiếng đàn du dương cùng những tình khúc sâu lắng. |
Anh Anh (th)
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất
-
CSGT Hà Nội mạnh tay xử lý "hung thần xa lộ"
-
Thủ tướng chỉ đạo 11 tỉnh, thành phố và 8 Bộ chủ động ứng phó bão Trami
-
Quảng Nam: Cấm tàu thuyền ra biển hoạt động từ trưa 25/10
-
Bão Trami sắp đạt cấp cực đại, dự báo liên tục đổi hướng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ