Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhịp đập năng lượng ngày 19/12/2023

21:17 | 19/12/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - EVN khẳng định nhập khẩu điện gió từ Lào là cần thiết; Các tàu LNG bắt đầu định tuyến lại khỏi Biển Đỏ do căng thẳng gia tăng; Đức tăng tốc chuyển đổi năng lượng… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 19/12/2023.
Nhịp đập năng lượng ngày 19/12/2023
Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn

EVN khẳng định nhập khẩu điện gió từ Lào là cần thiết

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về định hướng nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam. EVN cho biết, tính đến hết tháng 10/2023, EVN đã nhận được đề xuất bán điện từ 7 dự án, với tổng công suất gần 4.150MW về khu vực Quảng Trị.

Theo EVN, việc nhập khẩu điện gió từ Lào là cần thiết, góp phần giảm chi phí mua điện cũng như hỗ trợ đảm bảo an ninh cung cấp điện. Cũng theo EVN, các nguồn điện gió nhập khẩu từ Lào có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều so với các nguồn điện gió trong nước đã được công nhận ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.

EVN kiến nghị Bộ Công Thương sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung giá mua điện nhập khẩu từ Lào cho giai đoạn 2026-2030; hướng dẫn về phương pháp tính toán giá điện và Hợp đồng mua bán điện mẫu để có cơ sở triển khai đàm phán nhập khẩu điện Lào.

Các tàu LNG bắt đầu định tuyến lại khỏi Biển Đỏ do căng thẳng gia tăng

Các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang chuyển hướng tuyến đường của họ khỏi Biển Đỏ, do bạo lực liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas. Cuộc xung đột này khiến tàu thuyền phải đi lộ trình dài hơn và trì hoãn hàng hóa.

Theo dữ liệu theo dõi tàu do Bloomberg tổng hợp, ít nhất 5 tàu đã thay đổi lộ trình kể từ ngày 15/12, cách xa vùng biển ngoài khơi Yemen, một điểm dừng không thể tránh khỏi đối với các tàu đi kênh đào Suez - nối liền châu Âu và châu Á. Hiện chưa rõ liệu tất cả các tàu có bị chuyển hướng do căng thẳng hay không.

Đồng thời, việc chuyển hướng này diễn ra vào thời điểm tuyến đường thủy xuyên đại dương quan trọng khác của thế giới vận chuyển LNG - Kênh đào Panama, đang bị hạn chế nghiêm trọng do hạn hán. Điều đó có nghĩa là nhiều chuyến hàng LNG của Mỹ tới châu Á có thể cần phải đi những tuyến đường dài hơn quanh miền Nam châu Phi.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng 7% vào ngày 18/12, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về sự gián đoạn dòng năng lượng. Tuy nhiên, theo các thương nhân, Bắc Á - nơi có các nhà nhập khẩu LNG lớn nhất, vẫn có nguồn dự trữ lớn cho mùa đông, do đó người mua chưa vội tìm nguồn cung thay thế.

Zimbabwe phát hiện mỏ khí đốt lớn tại dự án Cabora Bassa

Tại Zimbabwe, công ty Invictus Energy ngày 18/12 đã công bố phát hiện một trữ lượng khí đốt tự nhiên mới trên vành đai thăm dò Cabora Bassa thuộc Zimbabwe, đặc biệt là giếng thăm dò Mukuyu-2. Đây là mỏ khí đốt thứ hai mà công ty nêu bật trên trang web.

Hoạt động khoan ngang được công ty thực hiện thông qua hệ tầng Angwa đã giúp đạt được kết quả này. Các phát hiện được thực hiện ở các bể chứa trên và dưới của cấu trúc Angwa, ở độ sâu tổng cộng 3.360 mét. Các hoạt động thăm dò sẽ được tiếp tục với việc sản xuất thiết bị ghi cáp và thiết lập hồ sơ địa chấn thẳng đứng (VSP) để làm rõ các dữ liệu thu thập được.

“Sau khi công việc này hoàn thành, công ty sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một vòng hoạt động mới, bao gồm thử nghiệm tại giếng Mukuyu-2 và khoan thêm các giếng thẩm định tại những điểm thăm dò mới trong toàn bộ danh mục đầu tư thú vị của chúng tôi”, Scott Macmillan, Giám đốc điều hành của Invictus Energy cho biết.

Bulgaria áp dụng lệnh cấm vận với dầu của Nga từ tháng 3/2024

Bulgaria, quốc gia đang tìm cách ngưng phụ thuộc vào Moscow, sẽ áp dụng lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển từ tháng 3/2024, từ bỏ quyền miễn trừ mà họ được hưởng lợi, theo một văn bản được Quốc hội thông qua ngày 19/12.

Phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, Bulgaria có một nhà máy lọc dầu lớn thuộc tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga tại Balkan, được dự kiến ​​sẽ kết thúc hợp đồng vào tháng 12/2024. Nhưng Quốc hội cuối cùng đã quyết định đóng cửa sớm "để tước đi của Lukoil và Điện Kremlin những khoản lợi nhuận mới có khả năng thúc đẩy cuộc tấn công tại Ukraine".

Theo ước tính được trích dẫn: "Các hoạt động của Lukoil ở Bulgaria đã mang lại cho họ 3 tỷ USD kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine". Do đó, công ty sẽ không thể nhập khẩu dầu thô của Nga từ tháng 3/2024 cho nhà máy đặt tại Burgas trên Biển Đen và sẽ phải chuyển sang các nguồn cung cấp khác hoặc tách khỏi nhà máy lọc dầu - một lựa chọn được thảo luận vào đầu tháng 12.

Bộ trưởng Libya phản đối dự án chia chác dầu mỏ giữa Eni, ADNOC và TotalEnergies

Trong một phát biểu gần đây, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Libya Mohamed Aoun đã cáo buộc các công ty đa quốc gia hoạt động ở Libya muốn lợi dụng tình hình chính trị trong nước để đàm phán các hợp đồng dầu mỏ có lợi hơn cho họ.

Phát biểu này để phản đối một thỏa thuận dầu mỏ được đề xuất liên quan đến các công ty dầu khí Eni, ADNOC và TotalEnergies, xoay quanh ý định của Công ty dầu mỏ đại chúng (NOC) sẽ phân bổ cho các tập đoàn đa quốc gia này 40% sản lượng dầu thô từ một dự án dầu mỏ. Ông Mohamed Aoun cho rằng, các quyền được đề xuất là quá cao và phá vỡ sự cân bằng của các hợp đồng dầu mỏ theo các quy định hiện hành.

Theo ông, tình huống vi phạm luật dầu mỏ có hiệu lực ở Libya có thể tránh được nếu thủ tục đấu thầu quốc tế được thực hiện công khai và minh bạch. Điều này sẽ cho phép NOC thu được lợi ích tài chính lớn hơn cho Libya bằng cách đóng vai trò là phép thử cho các công ty đa quốc gia muốn hoạt động tại quốc gia này.

Đức tăng tốc chuyển đổi năng lượng

Ngày 18/12, Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW) cho biết năm 2023 đánh dấu lần đầu tiên hơn một nửa lượng điện tiêu thụ của Đức được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Số liệu sơ bộ của BDEW cho biết Đức dự báo tiêu thụ tổng cộng 517 tỷ kWh điện trong năm nay, trong đó khoảng 52% được sản xuất từ năng lượng tái tạo, tăng so với tỷ trọng 47% của năm 2022.

Chủ tịch Hội đồng quản trị BDEW, ông Kerstin Andreae, nhận định: “Các số liệu thống kê cho thấy chúng tôi đang đi đúng hướng”.

Thống kê của BDEW cho biết Đức dự kiến sản xuất 508 tỷ kWh điện trong năm 2023, trong đó 25% sản lượng điện năng được sản xuất từ than đá, giảm so với tỷ trọng hơn 30% trong năm 2022. Đức cũng đang đặt mục tiêu đạt 80% điện năng từ năng lượng gió và mặt trời vào năm 2030 và tuyên bố đang tuân thủ cam kết loại bỏ hoàn toàn than đá vào năm 2030.

Nhịp đập năng lượng ngày 17/12/2023Nhịp đập năng lượng ngày 17/12/2023
Nhịp đập năng lượng ngày 18/12/2023Nhịp đập năng lượng ngày 18/12/2023

H.T (t/h)