Nhiễu loạn “Made in Vietnam”
Hàng Việt được ưa chuộng
Cùng với các thương hiệu may mặc lâu năm như May10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công, Vinatex…, các nhãn hiệu thời trang mới như Ninomaxx, N&M, Maxxstyle, Genova… cũng dần xây dựng được hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường nội địa. Trước đây, để có được quần áo thời trang chất lượng tốt, mẫu mã đẹp người tiêu dùng phải tìm đến những thương hiệu nhập khẩu; thậm chí là những hàng nhập từ Trung Quốc, mẫu mã bắt mắt, giá cả phải chăng. Vài ba năm trở lại đây, các DN chuyên ngành thời trang, may mặc trong nước bắt đầu chú trọng đến thị trường trong nước và xem đây là thị trường tiềm năng vì thế hàng hóa ngày càng nhiều, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đã được cải thiện rõ rệt. Nhiều người tiêu dùng đã quay lại với hàng Việt.
Không chỉ tại các vùng nông thôn mà ngay thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, nơi người dân có đời sống cao hơn, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tốt hơn thì hàng Việt Nam cũng đã dần dần khẳng định được chỗ đứng. Mặt hàng may mặc vốn “kén” khách thì nay cũng được rất nhiều người quan tâm.
Số lượng cửa hàng, đại lý trên địa bàn Hà Nội treo biển “Made in Vietnam” đã lên đến con số hàng nghìn. Bên cạnh đó, nhiều nhãn hàng đã có thương hiệu Jeans Genova, Ninomaxx, Maxxstyle, Mango… số lượng cửa hàng cũng tăng lên chóng mặt. Ngoài mẫu mã đẹp, chất liệu tốt, giá sản phẩm của những thương hiệu này phù hợp với túi tiền phần lớn người tiêu dùng. Cụ thể: hệ thống bán quần Jeans Genova có giá từ 198.000-318.000 đồng, sản phẩm áo khoác Ninomaxx hay Maxxstyle dao động từ 300.000-500.000 đồng, áo sơ mi từ 150.000-500.000 đồng, áo sơ mi Mango có giá từ 225.000 – 320.000đ…
Tại các siêu thị như Fivimart, Coop Mart, Intimex, thì gần như đều bán quần áo thời trang sản xuất trong nước. “Quần áo của tôi gần như 90% là hàng mang thương hiệu Việt Tiến. Quần âu, áo sơ mi cho đến quần lửng, quần sịp tôi đều mua của hãng này. Đã trở thành thói quen, nhiều khi tôi bận việc, vợ đi qua cửa hàng Việt Tiến lấy đúng size là về tôi mặc ưng ý” – Anh Hải Sơn, một người quen dùng hàng Việt chia sẻ.
Vài năm trở lại đây, trên địa bàn Hà Nội còn xuất hiện nhiều điểm bán hàng ở trong các ngõ hẻm nhỏ, chuyên bán hàng quần áo thời trang xuất xứ trong nước. Không có biển hiệu, cửa hàng nhỏ nhưng do kiểu dáng phù hợp, mẫu mã bắt mắt, chất liệu đẹp, giá phải chăng nên những điểm bán này không cần quảng cáo mà người nọ chuyền tai người kia đến mua rất đông. Chị Đào Thu Hồng, chủ điểm bán quần áo trong hẻm thuộc đường Nguyên Hồng, Hà Nội cho biết, hàng của chị nhập từ nhiều hãng sản xuất khác nhau trong nước. Nắm bắt được tâm lý người mua nên kiểu dáng nào phù hợp chị mới nhập vì thế hàng nhập về chưa kịp treo đã bán gần hết.
Khó kiểm soát
Một vấn đề đang nhức nhối hiện nay trên thị trường hàng hóa nước ta đó là nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành. Nhiều chiêu “lách” tinh vi của những kẻ bán hàng chộp giựt cộng với đó là sự yếu kém trong khâu quản lý của cơ quan chức năng vì thế mà tình trạng này càng ngày càng khó ngăn chặn. Mặt hàng nào bán càng chạy thì khả năng bị làm nhái lại càng cao. Vì thế mới xảy ra hiện tượng, vài ba năm trở lại đây, do người tiêu dùng trong nước rất quan tâm đến hàng may mặc ViệtNamxuất khẩu nên đã có nhiều điểm bán hàng nhái mẫu mã thậm chí có nơi còn bán trà trộn vào với hàng Việt. Có trường hợp đã bị phát hiện, dưới nhãn "Made inVietnam” có một nhãn khác đã bị cắt/dán đè lên. Cái nhãn thực sự của chiếc áo có nhiều chữ Trung Quốc. Nếu người tiêu dùng không để ý sẽ dễ bị lừa.
Bên cạnh đó, vấn đề giá cả của hàng may mặc thời trang tại các cửa hàng bán hàng Việt cũng đang thách đố khách hàng vì mỗi nơi niêm yết một kiểu. Chị Hà sống ở phố Thái Hà cho biết, chị vừa mua chiếc áo nỉ cho đứa con 6 tuổi tại một cửa hàng "Made in Việt Nam” trên đường Sơn Tây (Ba Đình) với giá 195.000 đồng. Hai ngày sau, có dịp đi qua phố Đội Cấn, chị vào một cửa hàng "Made in Việt Nam” và bức xúc khi giá chiếc áo mua cho con hôm trước giá chỉ 115.000 đồng. Chung tâm trạng, bà Lan tại phố Bạch Mai chia sẻ: "Trên đường Bạch Mai có rất nhiều cửa hàng treo biển hiệu hàng Việt Namxuất khẩu. Hôm trước thấy có treo cái áo len nhìn vừa mắt. Tôi vào mua với giá 275.000 đồng nhưng sau đó về nghe con dâu tôi bảo, áo này nó vừa nhìn thấy bán 150.000 hàng đổ đống trên đường Quán Thánh. Tôi thực sự không biết đường nào mà lần”. Tương tự, ngay trên phố Thụy Khuê, hai cửa hàng treo biển "Made in Vietnam” nằm cách nhau vài số nhà nhưng cũng đã có sự chênh lệch giá quá đáng. Chiếc áo khoác nữ, kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ, chất liệu, màu sắc giống hệt nhưng một bên giá 450.000 đồng còn một bên 385.000 đồng.
Không bị kiểm duyệt quản lý, có tiền là mở cửa hàng và bán vô tội vạ. Thích lấy thương hiệu của ai gán vào cho mình cũng được miễn là có người mua. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động của thị trường tiêu dùng nước ta hiện nay. Nếu như các DN sản xuất hàng có thương hiệu trong nước, cơ quan chức năng không vào cuộc để sớm ngăn chặn tình trạng trên thì niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt sớm muộn rồi cũng sẽ ngoảnh mặt, quay lưng.
Đức Minh
-
Việt Nam có thương hiệu thang máy “Made in Vietnam” đầu tiên mang tiêu chuẩn quốc tế
-
VIATT 2024: Định hình tương lai của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 21/12: Việt Nam có 11 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD sang Trung Quốc
-
Thúc đẩy đưa sản phẩm “Made in Vietnam” xuất khẩu qua thương mại điện tử
-
Lực lượng quản lý thị trường đánh sập tổng kho "hàng sida" nhập lậu
-
[Chùm ảnh] Lớp tập huấn nghiệp vụ cho chủ tịch công đoàn cơ sở tham quan cảng Vietsovpetro
-
[PetroTimesTV] Cảm xúc kỳ bảo dưỡng
-
“Mùa xuân và người lính biển” - cảm xúc đong đầy của người dầu khí
-
[PetroTimesTV] Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
-
[PetroTimesTV] Hoàn thành vượt tiến độ đại tu tổ máy H2 tại Thuỷ điện Đakđrinh